Vì sao bà bầu không được với tay? Một số hành động mẹ bầu nên tránh

Vì sao bà bầu không được với tay? Dưới góc nhìn của dân gian và khoa học, quan niệm này được giải thích như thế nào? Trong bài viết sức khỏe hôm nay, chúng ta sẽ giúp mẹ bầu giải đáp thắc mắc này một cách chi tiết đồng thời chia sẻ cho mẹ bầu một số tư thế nên tránh khi mang thai. Cùng tìm hiểu nhé!

Vì sao bà bầu không được với tay?

Trên thực tế, hành động với tay là thói quen của rất nhiều người. Tuy nhiên, việc phụ nữ mang thai với tay lại là hành động không tốt và cần tránh thực hiện. Vì sao lại như vậy?

Theo quan điểm dân gian

Theo quan điểm dân gian, khi mang thai, mẹ bầu cần kiêng rất nhiều vấn đề trong đó có hành động với tay. Dân gian truyền miệng, việc mẹ bầu với tay sẽ khiến cho thai nhi bị tràng hoa quấn cổ và gây nguy hiểm đối với thai nhi. Song, trên thực tế, quan điểm này đã được các chuyên gia bác bỏ hoàn toàn do không có cơ sở khoa học chứng minh.

Nguyên nhân gây ra tình trạng tràng hoa quấn cổ hay dây rốn quấn cổ là do sự vận động cũng như xoay chuyển tư thế của em bé khi nằm trong bụng mẹ khiến dây rốn vô tình quấn vào cổ. Tình trạng này rất dễ xảy ra ở những em bé hiếu động và nghịch ngợm. Ngoài ra, một số yếu tố nguy cơ như dây rốn có độ dài bất thường, cấu trúc dây rốn yếu, cấu tạo tế bào gốc thành mạch rốn bị thiếu… cũng có thể là nguyên nhân gây nên tình trạng này.

Tình trạng bé bị tràng hoa quấn cổ rất dễ phát hiện thông qua việc mẹ bầu khám thai và siêu âm định kỳ. Đây là tình trạng thường xảy ra ở giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ.

Theo góc nhìn khoa học

Tuy quan điểm dân gian về việc bà bầu với tay gây nên hiện tượng tràng hoa quấn cổ là không có cơ sở khoa học, song trong thai kỳ, mẹ bầu cũng cần hạn chế với tay bởi điều này có thể gây ra một số nguy cơ không tốt đối với mẹ và bé.

Theo một số chuyên gia, việc mẹ bầu thường xuyên với tay để lấy đồ sẽ khiến mẹ bầu dồn toàn bộ trọng lượng cơ thể lên các đầu ngón chân. Ngoài ra, điều này còn rất dễ gây mất thăng bằng khiến mẹ bầu bị trượt ngã từ đó đe dọa đến sự an toàn của cả mẹ bầu và thai nhi, thậm chí tăng nguy cơ sảy thai và sinh non. Thêm vào đó, việc mẹ bầu với tay để lấy đồ trên cao có thể khiến các đồ vật đó rơi xuống gây nguy hiểm cho bà bầu.

Mặt khác, việc cố gắng với tay cao sẽ khiến mẹ bầu căng cơ bụng, gây ra cảm giác khó chịu cho cả mẹ và bé, từ đó khiến mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi trong thai kỳ.

Như vậy, việc với tay của mẹ bầu khi mang thai có thể gây ra những ảnh hưởng không tốt đến mẹ bầu cũng như sự phát triển của thai nhi. Do đó, mẹ bầu cần tránh hành động này để bảo vệ sức khỏe trong thai kỳ.

Một số hành động mẹ bầu cần tránh khi mang thai

Ngoài tư thế nhón chân, với tay lên cao, mẹ bầu cần tránh một số tư thế sai lệch sau để đảm bảo sức khỏe cũng an toàn cho cả mẹ và thai nhi trong thai kỳ:

  • Mẹ bầu tuyệt đối không trèo cao hoặc đứng lên thang hoặc ghế. Hành động này có thể khiến mẹ bầu mất thăng bằng và sẩy chân ngã gây nguy hiểm cho mẹ bầu và thai nhi.
  • Mẹ bầu cần hạn chế đứng hoặc ngồi quá lâu. Việc đứng hoặc ngồi 1 tư thế quá lâu có thể gây chèn ép mạch máu từ đó ảnh hưởng đến tuần hoàn và gây ra tình trạng phù chân, giãn tĩnh mạch ở mẹ bầu.
  • Tránh ngồi xổm khi mang thai. Ngồi xổm khi mang thai sẽ gây chèn ép tử cung và ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Mẹ bầu nên ngồi ghế có tựa lưng ở tư thế thoải mái nhất.
  • Không nên nằm ngửa khi ngủ, nhất là ở những tháng cuối của thai kỳ. Hành động nằm ngửa sẽ khiến cột sống và các động mạch bị chèn ép gây giảm lưu lượng máu nuôi dưỡng thai nhi. Mẹ bầu nên nằm nghiêng về phía bên trái.
  • Hạn chế hành động khom lưng. Hành động này tạo sức ép lên cột sống khiến mẹ bầu bị đau lưng.
  • Hạn chế thực hiện các hành động với cường độ mạnh cũng như mang vác nặng. Việc này không chỉ giúp mẹ bầu giảm căng thẳng, mệt mỏi mà còn ngừa nguy cơ kích thích gây sinh non ở mẹ bầu.
  • Không sử dụng nước quá lạnh hoặc quá nóng để tắm tránh tình trạng sốc nhiệt đột ngột của cơ thể.
  • Mẹ bầu nên mặc đồ rộng rãi, thoải mái, thoáng mát, thay vì mặc đồ chật chội và bó sát người.
  • Không nên làm việc trong môi trường có các chất hóa học bay hơi như alcohol, chlorine hoặc môi trường có chất phóng xạ, quang tuyến.

Các tư thế tốt cho mẹ bầu và thai nhi

Dưới đây là một số tư thế mẹ bầu có thể tham khảo thực hiện trong quá trình mang thai:

  • Nằm nghiêng về bên trái: Đây là tư thế được các chuyên gia khuyến khích mẹ bầu nên áp dụng bởi hành động này không chỉ tốt cho mẹ bầu mà còn rất tốt cho em bé. Mẹ bầu nằm ở tư thế này sẽ giúp lưu thông máu tốt hơn từ đó cung cấp các dưỡng chất cần thiết để nuôi dưỡng thai nhi đồng thời giúp tĩnh mạch chủ không bị tử cung chèn ép, giúp mẹ bầu ngủ ngon hơn.
  • Thường xuyên đi lại nhẹ nhàng: Các bác sĩ sản khoa khuyến cáo: Mỗi ngày mẹ bầu nên bỏ ra 30 phút đi bộ để giúp cơ thể được thả lỏng, tăng khả năng lưu thông máu đồng thời giúp mẹ bầu có thai kỳ khỏe mạnh.
  • Sử dụng gối ôm: Khi ngủ hoặc khi nằm nghỉ ngơi, mẹ bầu có thể dùng thêm gối ôm dành riêng cho bà bầu để có thể gác chân hoặc dựa lưng. Việc này giúp mang lại cảm giác dễ chịu đồng thời giảm tình trạng đau lưng ở mẹ bầu.

Qua những chia sẻ trên đây, chắc hẳn mẹ bầu đã hiểu vì sao bà bầu không được với tay. Việc hạn chế hành động với tay cũng như một số tư thế xấu khác là điều cần thiết giúp đảm bảo an toàn trong suốt quá trình mang thai của mẹ bầu. Bên cạnh việc thực hiện kiêng cữ, các mẹ cũng nên theo dõi sức khỏe và tiến hành kiểm tra sức khỏe định kỳ theo chỉ định của bác sĩ mẹ nhé! Chúc mẹ bầu vượt cạn thành công!

Image
Caption: Caption from the image’s alt tag

Bài viết liên quan