Acid Folic và Tác Dụng Tuyệt Vời Đối Với Mẹ Bầu và Thai Nhi

Thực phẩm giàu acid folic một lần nữa trở thành tâm điểm quan tâm của nhiều bà bầu, đặc biệt là trong những tháng đầu tiên của thai kỳ. Acid folic, một trong những chất dinh dưỡng thiết yếu, được coi là “thần dược” giúp bé phát triển thông minh và toàn diện. Vậy acid folic mang lại những tác dụng cụ thể nào cho mẹ bầu và thai nhi? Loại thực phẩm nào chứa nhiều acid folic? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này!

Tác Dụng Của Acid Folic Đối Với Mẹ Bầu

Acid folic (hay còn được gọi là vitamin B9) là một loại tổng hợp của vitamin folate. Đây là một loại vitamin nhóm B quan trọng đối với sự phát triển và hoạt động của cơ thể. Acid folic tham gia vào quá trình tổng hợp và sữa chữa DNA, sản xuất các tế bào mới và tạo ra các hợp chất hóa học quan trọng cho quá trình chuyển đổi thức ăn thành năng lượng. Đối với mẹ bầu và thai nhi, acid folic mang đến những tác dụng quan trọng sau:

  • Phát triển hệ thần kinh cho thai nhi: Acid folic là yếu tố cần thiết cho sự hình thành và phát triển hệ thần kinh của thai nhi. Cung cấp đủ acid folic trong giai đoạn thai kỳ giúp giảm nguy cơ các khuyết tật hở vòm miệng và ống thần kinh.
  • Hỗ trợ sản xuất hồng cầu: Acid folic đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất hồng cầu. Trong thai kỳ, nhu cầu sản xuất hồng cầu tăng cao, và cung cấp đủ acid folic giúp ngăn ngừa thiếu máu do thiếu axit folic và hỗ trợ sự phát triển và hoạt động của hệ tuần hoàn.
  • Giảm nguy cơ dị tật cơ bản: Bổ sung thực phẩm giàu acid folic trước và trong thai kỳ giúp giảm nguy cơ dị tật cơ bản như khuyết tật ống thần kinh, khuyết tật tim mạch và khuyết tật ống tiểu.

Mẹ Bầu Cần Bao Nhiêu Acid Folic Mỗi Ngày?

Tất cả phụ nữ mang bầu nên bổ sung ít nhất 400 microgam acid folic mỗi ngày. Tuy nhiên, nếu bạn có các yếu tố nguy cơ như tuổi tác (trên 35 tuổi), thai nhi có tiền sử khuyết tật ống thần kinh hoặc sử dụng các loại thuốc đặc biệt, bác sĩ có thể khuyên bạn tăng liều acid folic lên 800 microgam mỗi ngày.

Trong giai đoạn trước khi mang thai và trong 12 tuần đầu tiên của thai kỳ, việc bổ sung acid folic từ thực phẩm giàu chất này rất quan trọng để đảm bảo phát triển toàn diện cho hệ thần kinh của thai nhi.

Những Thực Phẩm Giàu Acid Folic Bà Bầu Cần Biết

Ngũ Cốc Ăn Sáng

Một trong những thực phẩm giàu acid folic không gây béo là ngũ cốc. Các loại ngũ cốc khác nhau có hàm lượng acid folic khác nhau. Khi mua ngũ cốc này, các bà bầu nên chú ý đến hàm lượng trong mỗi loại để chọn được sản phẩm phù hợp. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, ngũ cốc ăn sáng có thể cung cấp từ 100 – 500 microgam acid folic mỗi ngày. Vì thế, bổ sung ngũ cốc sẽ giúp mẹ bầu không cần lo lắng về việc thiếu acid folic.

Sản Phẩm Từ Lúa Mì

Ngoài bánh mì, mẹ bầu có thể thử các món làm từ bột mì như mì ống, bánh quy giòn và các loại bánh khác. Bạn có thể kết hợp này với các thực phẩm giàu folate như nước sốt cà chua với mì ống. Một số nghiên cứu dinh dưỡng cho thấy, trong 1 suất mì Ý (khoảng 140g) có thể chứa tới 102 microgam acid folic – tương đương với 1/4 lượng cần thiết hàng ngày cho mẹ bầu.

Đậu

Hầu hết các loại đậu khô đều là nguồn thực phẩm giàu acid folic. Các loại đậu như đậu Hà Lan, đậu Tây chứa khoảng 133 microgam axit folic trong 140g đậu – gần 1/3 lượng cần thiết cho mẹ bầu. Các loại đậu như đậu lăng và đậu xanh thậm chí còn có hàm lượng folate cao hơn.

Gan

Gan là một trong những loại thực phẩm giàu acid folic có lượng cao nhất, thậm chí gấp đôi so với một số thực phẩm khác. Tuy nhiên, hầu hết các chuyên gia dinh dưỡng khuyên mẹ bầu nên ăn món này ở mức vừa phải vì nó chứa rất nhiều cholesterol không tốt cho tim mạch.

Trứng

Trứng là một trong những thực phẩm giàu acid folic. Món trứng tráng hàng ngày gồm 3 quả trứng có khoảng 1/4 lượng acid folic mà bạn cần. Ngoài ra, trứng còn cung cấp protein và một loạt các vitamin và khoáng chất khác cần thiết trong thai kỳ.

Rau Lá Xanh

Các món thức ăn từ rau lá xanh như xà lách, rau bina hoặc cải xoăn là những thực phẩm giàu acid folic, có thể cung cấp 1/3 lượng cần thiết mỗi ngày. Rau xanh cũng giàu vitamin A, E, C và ít calo, vì vậy mẹ bầu có thể ăn thoải mái mà không sợ tăng cân.

Cam, Quýt

Một quả cam cung cấp khoảng 55 microgam folate, tương đương với 14% nhu cầu hàng ngày của mẹ bầu. Cam và quýt có khả năng ngăn ngừa các khuyết tật ống thần kinh ở trẻ sơ sinh. Uống một ly nước cam ép là một cách tốt để hấp thụ acid folic. Tuy nhiên, hãy ăn các loại hoa quả họ cam một cách vừa phải, không lạm dụng để tránh dư thừa vi chất.

Quả Mọng

Dâu tây, việt quất và mâm xôi là những loại quả mọng giàu acid folic nhất. Trong 100g việt quất có chứa khoảng 20% lượng folate cần thiết mỗi ngày. Chúng cũng giàu chất xơ và ít calorie, là một lựa chọn tuyệt vời cho mẹ bầu.

Hạt Hướng Dương

Hạt hướng dương là loại hạt giàu acid folic nhất trong các loại hạt. Tuy nhiên, bạn cũng có thể chọn các loại hạt khác như hạt vừng hay quả óc chó để thay thế nếu muốn.

Bia

Bia chứa acid folic, nhưng không nên coi đây là nguồn cung cấp chính trong chế độ ăn uống của mẹ bầu trong thời gian mang thai.

Trong suốt thời gian mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu nên bổ sung đa dạng nguồn thực phẩm giàu acid folic để đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng và phòng ngừa nguy cơ dị tật ở thai nhi.

Lưu Ý Khi Sử Dụng Acid Folic Cho Mẹ Bầu

Mặc dù acid folic là cần thiết cho mẹ bầu cũng như thai nhi, các chị em cần lưu ý những điều sau:

  • Tuân thủ liều lượng: Hãy tuân thủ liều acid folic được khuyến nghị bởi bác sĩ hoặc nhà chăm sóc sức khỏe. Thông thường, liều thông thường khuyến nghị là 400 – 800 microgam mỗi ngày.
  • Kết hợp với chế độ ăn: Acid folic có thể được cung cấp thông qua thực phẩm giàu chất này như rau xanh, ngũ cốc, dưới dạng viên nang hoặc thuốc bổ sung. Hãy kết hợp acid folic với chế độ ăn giàu folate để đảm bảo cung cấp đủ vitamin và chất dinh dưỡng khác.
  • Không sử dụng acid folic dạng uống khi có các vấn đề về dạ dày: Acid folic uống có thể làm giảm hiệu quả điều trị và tăng nguy cơ viêm loét dạ dày – tá tràng.

Sau khi sử dụng acid folic, nếu bạn thấy phân có màu đen, không cần quá lo lắng, vì đó là do acid folic giúp hấp thụ sắt.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính tham khảo, không thay thế chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Hãy theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích.

Bài viết liên quan