Bà Bầu Kiêng Ăn Gì? Những Thực Phẩm Cần Hạn Chế Khi Mang Thai

Bên cạnh việc xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, mẹ bầu cũng cần lưu ý những thực phẩm cần hạn chế để đảm bảo sự phát triển toàn diện cho thai nhi. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ tổng hợp cho các mẹ bầu top 10+ loại thực phẩm nên tránh xa để đảm bảo an toàn cho thai nhi.

Chế độ dinh dưỡng như thế nào là tốt khi mang thai?

Trong quá trình mang thai, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng. Một chế độ ăn cân đối với sự kết hợp đủ chất đạm, chất béo, các loại vitamin và khoáng chất là cần thiết để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. Bổ sung đủ acid folic, sắt, canxi, protein, kẽm và vitamin D là điều quan trọng để đảm bảo sự phát triển toàn diện của thai nhi về cả thể chất và trí não.

Bà bầu kiêng ăn gì?

Ngoài việc bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng, bà bầu cần tránh ăn những loại thực phẩm có thể gây hại cho sức khỏe của thai nhi và mẹ bầu.

Thịt, cá sống

Những loại thực phẩm như sushi, bò bít tết, thịt, cá còn sống đều có chứa vi khuẩn như salmonella, coliform,… có thể gây ngộ độc. Vì vậy, bà bầu nên tránh ăn các loại thịt, cá sống hoặc tái mà hãy nấu chín.

Bia rượu, cà phê

Các thức uống có cồn hay chất kích thích làm tăng nguy cơ sảy thai và phát triển chậm ở thai nhi. Thay vì uống các loại rượu, bia, cà phê hay trà, mẹ bầu nên uống các loại nước ép trái cây hoặc sinh tố.

Măng tươi

Măng tươi là một nguồn cung cấp chất xơ dồi dào, giúp ngăn ngừa tình trạng táo bón thường gặp trong thai kỳ. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng măng tươi còn chứa cyanide, có thể gây ngộ độc cho bà bầu. Vì vậy, phụ nữ mang thai nên đảm bảo rằng măng tươi đã được luộc kỹ và rửa sạch nhiều lần trước khi ăn. Khi luộc, cần mở nắp nồi để khí xyanua có thể bay hơi ra khỏi nước luộc.

Thịt đã qua chế biến

Xúc xích, thịt xông khói, thịt đóng gói cũng có thể bị nhiễm khuẩn từ nhiều nguồn khác nhau trong quá trình chế biến hoặc bảo quản. Ngoài ra, thịt chế biến còn chứa nhiều natri và chất béo không tốt cho sức khỏe của bà bầu.

Cá chứa thủy ngân cao

Mẹ bầu cần tránh các loại cá chứa nhiều thủy ngân như cá đuối, cá kiếm, cá chẽm, cá ngừ,… vì chúng gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, bà bầu có thể ăn các loại cá có hàm lượng thủy ngân thấp như cá rô phi, cá hồi, các loại cá da trơn,…

Sữa tươi chưa tiệt trùng

Các loại sữa chưa tiệt trùng có thể chứa vi khuẩn listeria có thể tăng khả năng mắc một số bệnh. Phụ nữ mang thai có khả năng nhiễm loại vi khuẩn này cao gấp 20 lần so với hệ thống miễn dịch thường. Vì vậy, nên tránh sữa tươi chưa tiệt trùng.

Một số loại trái cây

Một số loại trái cây như đu đủ xanh nên tránh sử dụng khi mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Vì trong thành phần của các quả này chứa chất gây co bóp tử cung, có thể làm sảy thai.

Phô mai mềm

Một số loại phô mai mềm chứa listeria, một loại vi khuẩn có thể gây ra các bệnh nặng và sảy thai. Listeria có khả năng đi qua nhau thai và lây nhiễm sang thai nhi, gây nguy hiểm đến tính mạng.

Khổ qua

Trái khổ qua có chứa nhiều vitamin và chất xơ. Nhưng trong thành phần nó còn chứa quinine, monodicine,… làm kích thích co bóp tử cung. Nếu bà bầu ăn các món ăn được chế biến từ trái khổ qua có thể làm tăng nguy cơ sảy thai.

Trứng sống

Trứng sống có thể chứa vi khuẩn salmonella, gây ra các triệu chứng nhiễm khuẩn như sốt, buồn nôn, đau bụng và tiêu chảy. Nó cũng có thể gây cảm giác đau rát ở tử cung, có thể dẫn đến sinh non hoặc thai nghén.

Một số lưu ý về chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu

Ngoài việc biết những thực phẩm nên hạn chế, để xây dựng một chế độ dinh dưỡng an toàn và lành mạnh trong thai kỳ, cần lưu ý một số điều sau:

  • Kết hợp đa dạng với nhiều nhóm dinh dưỡng: Bà bầu cần bổ sung đa dạng các loại thực phẩm như rau củ, thịt cá, trái cây,… để có một chế độ ăn uống cân đối.
  • Ăn nhạt, ít muối và ít đường: Việc ăn quá mặn sẽ dẫn đến nguy cơ tăng huyết áp trong thai kỳ. Ngoài ra, ăn nhiều đường dẫn đến nguy cơ tiểu đường thai kỳ.
  • Ăn nhiều thực phẩm chứa chất xơ: Táo bón là triệu chứng thường gặp khi mang thai, vì vậy mỗi ngày mẹ bầu cần ăn các loại rau củ, trái cây giàu chất xơ.
  • Hạn chế ăn các gia vị cay nóng: Các gia vị như tiêu, ớt, tỏi có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi, nên cần hạn chế.
  • Kết hợp tập luyện: Mẹ bầu nên thực hiện các bài tập thể thao vận động nhẹ nhàng trong thai kỳ để duy trì sức khỏe và vóc dáng.

Với những lưu ý trên, hy vọng rằng bạn đã hiểu rõ hơn về việc bà bầu kiêng ăn gì. Để đảm bảo tốt nhất cho sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của mẹ bầu, hãy xây dựng một chế độ dinh dưỡng cân đối và sinh hoạt lành mạnh.

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Bài viết liên quan