22 loại rau tốt cho bà bầu và thai nhi, mẹ không nên bỏ qua

Khi mang thai, chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Đặc biệt, việc lựa chọn đúng các loại rau tốt cho bà bầu không chỉ giúp mẹ bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, mà còn hỗ trợ thai nhi phòng ngừa các biến chứng thai kỳ nguy hiểm. Vậy, bà bầu nên ăn rau gì? Đâu là những loại rau tốt cho bà bầu được chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị? Để giải đáp tất cả các thắc mắc trên, bài viết sau sẽ giới thiệu đến mẹ 22 loại rau giàu dinh dưỡng dành riêng cho thai phụ, giúp mẹ lên kế hoạch chăm sóc sức khỏe cá nhân trong thời kỳ mang thai một cách hiệu quả.

Lợi ích của việc ăn nhiều rau khi mang thai

Rau xanh là nguồn cung cấp chất đường bột, chất đạm, chất xơ, vitamin và khoáng chất rất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của thai nhi, từ não bộ, hệ thần kinh, xương khớp cho đến hệ miễn dịch. Đặc biệt, việc bổ sung đầy đủ folate (vitamin B9) từ rau xanh giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh, tăng khả năng phát triển trí não và hệ thần kinh của thai nhi.

Rau xanh cũng giúp mẹ bầu giảm mệt mỏi, ổn định tâm trạng và hỗ trợ tiêu hóa, giảm nguy cơ táo bón – một vấn đề thường gặp ở phụ nữ mang thai. Ngoài ra, việc ăn nhiều rau xanh có thể giúp mẹ bầu duy trì cân nặng hợp lý, giảm nguy cơ tiền sản giật và tăng cường hệ miễn dịch.

Không những thế, chế độ ăn giàu rau xanh giúp mẹ bầu phòng ngừa và hồi phục nhanh từ các bệnh cảm cúm và nhiễm trùng, đồng thời giúp mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh và một thai nhi tràn đầy sức sống. Vậy, đâu là những loại rau bà bầu nên ăn?

Bà bầu nên ăn rau gì để tốt cho sự phát triển của thai nhi?

Hầu hết các loại rau lá xanh được dùng trong ẩm thực Việt Nam đều mang lại một lợi ích sức khỏe nhất định cho cơ thể sau khi ăn. Tuy nhiên, trong quá trình mang thai, mẹ bầu cần đặc biệt chú ý đến việc ưu tiên ăn các loại rau chứa nhiều folate, sắt, canxi, beta-carotene, vitamin C và kali. Cụ thể:

1. Bà bầu nên ăn rau giàu folate

Dị tật ống thần kinh là một rối loạn phổ biến xảy ra từ ngày 21 đến 28 ngày sau khi thụ thai và là nguyên nhân chính gây nên 20% tổng ca tử vong của trẻ sơ sinh tại Mỹ. Trong khi đó, folate (axit folic) – hay còn gọi là vitamin B9, là một loại vitamin giúp tăng cường sức khỏe não bộ, ngăn ngừa sớm các dấu hiệu dị tật ống thần kinh và làm giảm nguy cơ sinh non của mẹ.

Theo Trung tâm Kiểm soát & Ngăn ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), bổ sung axit folic trước và trong thời kỳ đầu mang thai sẽ làm giảm nguy cơ sinh con bị dị tật ống thần kinh xuống 85%. Đồng thời, nhiều kết quả nghiên cứu cũng ủng hộ quan điểm bổ sung đầy đủ folate trong thai kỳ giúp trẻ phát triển năng lực nhận thức tốt hơn khi trưởng thành.

Do đó, để đảm bảo thai nhi phát triển khỏe mạnh, mẹ cần bổ sung folate vào khẩu phần ăn của mình bằng cách uống thuốc folate theo chỉ định của bác sĩ hoặc tăng cường ăn một số loại rau tốt cho bà bầu có chứa nhiều folate. Theo đó, danh sách các loại rau xanh giàu folate tốt cho mẹ bầu bao gồm: cải bó xôi, cải xoăn, xà lách rocket (hay còn gọi là rau arugula), xà lách Romaine, rau mầm, cải xanh, xà lách mỡ, cải thìa, ngò tây, măng tây, bắp cải Brussels

2. Các loại rau giàu sắt

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thiếu máu do thiếu sắt (IDA) là tình trạng bệnh lý phổ biến gây nên tình trạng suy nhược cơ thể cho ít nhất 21% sản phụ trên toàn cầu. Nghiên cứu cho thấy, nếu không may bị mắc IDA, mẹ bầu có thể bị tăng nguy cao huyết áp, suy nhược thần kinh, sảy thai, sinh non, lưu thai hoặc sinh trẻ ra nhẹ cân, có kích thước nhỏ so với tuổi thai.

Để ngăn ngừa sớm căn bệnh thiếu máu do thiếu sắt, mẹ cần tích cực uống thuốc sắt theo chỉ định của bác sĩ, kết hợp với việc tăng cường tiêu thụ những loại rau tốt cho bà bầu chứa nhiều chất sắt trong bữa ăn hàng ngày. Theo đó, danh sách các loại rau giàu sắt mà mẹ có thể bổ sung vào khẩu phần của mình bao gồm: xà lách xoong, rau mồng tơi, cải bó xôi, rau dền, cải thìa, bông cải xanh, rau đay, măng tây, bắp cải Brussels, cải thìa

3. Phụ nữ mang thai nên ăn rau giàu canxi

Thai kỳ là thời điểm trẻ phát triển nhanh nhất trong 1 thời gian ngắn nhất. Tính đến cuối thai kỳ, trẻ có thể cao 50cm và đạt cân nặng hơn 3.4kg. Để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng “thần tốc” đó, canxi là một khoáng chất đóng vai trò quan trọng, không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng của mẹ.

Trong cơ thể con người, canxi là thành phần chính cấu tạo nên hệ thống xương-răng, đồng thời hỗ trợ tiến trình đông máu và kiểm soát nhịp tim. Theo nghiên cứu, bổ sung canxi trong

Bài viết liên quan