Bà bầu ăn được giá đỗ không? Lưu ý khi ăn giá đỗ

Giá đỗ là một loại thực phẩm tự nhiên giàu chất dinh dưỡng, xuất hiện trong nhiều món ăn Việt Nam phổ biến như bánh xèo, phở, bún bò… Nhiều người thích ăn giá đỗ sống vì nó có vị mát, giòn và dễ ăn. Tuy nhiên, bà bầu có thể ăn được giá đỗ không? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu lời giải đáp trong bài viết dưới đây.

Tìm hiểu chung về công dụng của giá đỗ

Giá đỗ là loại rau từ hạt đậu xanh, chỉ cần tạo độ ẩm phù hợp cho hạt đậu xanh nguyên vỏ, sau 5-7 ngày, chúng sẽ trở thành giá đỗ có độ dài từ 3-7cm. Giá đỗ không chỉ dễ làm mà còn rất giàu chất dinh dưỡng, có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như: giá đỗ xào, hấp, ăn sống, ăn cùng với các món canh, phở, bún.

Những chất dinh dưỡng có trong giá đỗ như sắt, protein, canxi, chất xơ, axít folic, kẽm… đều rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, cần dùng đỗ xanh sạch và ủ ở điều kiện độ ẩm thích hợp, môi trường sạch, không sử dụng các chất kích thích để đảm bảo giá đỗ ngon và không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Giá đỗ là loại rau từ hạt đậu xanh
Giá đỗ là loại rau từ hạt đậu xanh

Giá đỗ giàu vitamin E

Hàm lượng vitamin E trong giá đỗ khá cao, có tác dụng giúp tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa nhiễm trùng và các vấn đề sức khỏe khác thường gặp ở phụ nữ mang thai. Vitamin E cũng giúp hạn chế nguy cơ sảy thai sớm, đặc biệt là trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ.

Giá đỗ giàu vitamin C

Vitamin C có trong giá đỗ giúp tăng sức đề kháng và ngăn ngừa các bệnh liên quan đến hệ miễn dịch và đường hô hấp.

Giá đỗ chứa melatonin

Melatonin có trong giá đỗ giúp thư giãn tinh thần, dịu tinh thần, giảm nguy cơ mất ngủ ở phụ nữ mang thai.

Bổ sung giá đỗ giúp cải thiện hệ tiêu hóa

Không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao, giá đỗ còn chứa nhiều chất xơ, giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa diễn ra nhanh chóng, thuận lợi và giảm tình trạng táo bón cho các bà bầu.

Giá đỗ giúp mẹ bầu giảm nguy cơ loãng xương

Loãng xương là tình trạng thường gặp ở phụ nữ mang thai hoặc sau khi sinh do cơ thể người mẹ phải sử dụng lượng lớn chất dinh dưỡng để nuôi dưỡng và phát triển thai. Trong giá đỗ có chứa chất mangan cùng estrogen giúp tăng cường mật độ xương, giảm nguy cơ loãng xương ở mẹ bầu và giúp phát triển xương cho thai nhi.

Bà bầu ăn được giá đỗ không? Giá đỗ giúp mẹ bầu giảm nguy cơ loãng xương
Bà bầu ăn được giá đỗ không? Giá đỗ giúp mẹ bầu giảm nguy cơ loãng xương

Chuyên gia giải đáp: bà bầu ăn được giá đỗ không?

Bà bầu có thể ăn giá đỗ không? Giá đỗ là loại rau giàu dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe của mẹ bầu và thai kỳ. Tuy nhiên, Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ khuyến cáo phụ nữ mang thai nên hạn chế ăn các loại rau mầm họ đỗ, trong đó có giá đỗ. Lý do được đưa ra là các loại rau mầm này có nguy cơ nhiễm khuẩn E.coli, Salmonella, Listeria… và vi khuẩn này có thể xâm nhập vào hạt đỗ trong quá trình nứt vỏ.

Vì vậy, bà bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ nên thận trọng với những loại vi khuẩn này, bởi chúng có khả năng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.

  • Nguy cơ nhiễm khuẩn Salmonella: Gây tổn thương niêm mạc ruột, tiêu chảy cấp, nôn mửa, nhiễm độc toàn thân…
  • Nguy cơ nhiễm khuẩn Listeria: Gây nhiễm trùng đường ruột, nôn mửa, đau cơ, mệt mỏi, đau bụng, tiêu chảy, nguy hiểm hơn có thể gây sảy thai, thai chết lưu.
  • Nguy cơ nhiễm khuẩn E. coli: Gây tiêu chảy cấp, đau bụng, nôn mửa, tổn thương thận vĩnh viễn…

Do đó, chuyên gia từ Doppelherz khuyên bà bầu mang thai 3 tháng đầu không nên sử dụng giá đỗ. Nếu ăn, nên chọn giá đỗ đã được nấu chín, không nên ăn giá đỗ sống. Để an toàn nhất, mẹ bầu nên thay thế giá đỗ và rau mầm bằng các loại rau khác dinh dưỡng và tốt cho bà bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ.

Bà bầu nên ăn và chọn giá đỗ như thế nào tốt và an toàn?

Không thể phủ nhận giá đỗ là thực phẩm ngon, dễ chế biến, rẻ, dễ mua và dễ làm. Vì vậy, chúng ta khó có thể hoàn toàn kiêng cữ giá đỗ trong suốt thai kỳ dài hơn 9 tháng. Hơn nữa, có rất nhiều món ăn ngon và yêu thích của chị em không thể thiếu giá đỗ là nguyên liệu chính. Tuy nhiên, bà bầu cần hạn chế ăn giá đỗ và ăn chỉ một lượng nhỏ không thường xuyên. Phải chọn thực phẩm sạch và nấu chín để đảm bảo an toàn và tránh nguy cơ nhiễm khuẩn.

Dưới đây là một số lưu ý cho mẹ bầu trong việc lựa chọn và chế biến giá đỗ để hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn cho mẹ và thai nhi:

  • Tìm địa chỉ mua giá đỗ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tránh mua giá đỗ ngoài chợ có nhiều rủi ro.
  • Không sử dụng giá đỗ sống, nên nấu chín giá đỗ và các loại thực phẩm tươi khác trước khi ăn để đảm bảo an toàn và tránh nguy cơ nhiễm khuẩn.
  • Bà bầu có hệ miễn dịch yếu, mắc các bệnh lý trong thai kỳ hoặc bị các bệnh truyền nhiễm cần kiêng ăn giá đỗ hoàn toàn.
  • Không ăn giá đỗ khi đói bụng vì hàm lượng vitamin C trong giá đỗ không tốt cho dạ dày và có thể gây đau bụng, mệt mỏi, đau nhức cơ bắp…
  • Không ăn giá đỗ khi đang uống thuốc điều trị vì một số chất trong giá đỗ có thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.

Ngoài ra, không nên kết hợp giá đỗ xào với gan động vật, việc này sẽ làm mất dinh dưỡng trong cả hai loại thực phẩm.

Để chọn giá đỗ ngon, đảm bảo vệ sinh và an toàn, bà bầu nên lưu ý:

  • Chọn giá đỗ tươi, không có mùi ẩm ốc, cọng không khô héo.
  • Tránh chọn giá đỗ thân mập, rễ ngắn vì có thể đã sử dụng chất kích thích.
  • Giá đỗ tươi nên được bảo quản ở điều kiện lạnh.

Nên chọn giá đỗ tươi, không có mùi ẩm ốc, cọng không khô héo
Nên chọn giá đỗ tươi, không có mùi ẩm ốc, cọng không khô héo

Những loại rau củ quả bà nên ăn trong 3 tháng đầu thai kỳ

Rau xanh là loại thực phẩm mà bà bầu nên bổ sung nhiều vào thực đơn hàng ngày vì chúng chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho suốt thai kỳ. Dưới đây là một số loại rau xanh mà bà bầu trong 3 tháng đầu nên bổ sung:

Bà bầu nên ăn bí đỏ

Bí đỏ mang lại nhiều lợi ích cho mẹ bầu và thai nhi trong 3 tháng đầu thai kỳ nhờ có các dưỡng chất như canxi, kali, vitamin C, vitamin E.

Mẹ bầu nên bổ sung bắp cải

Bắp cải chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi như canxi, vitamin K, sắt, magie, photpho, kali.

Mẹ bầu nên bổ sung các loại rau cải xanh

Rau cải xanh như cải thìa, cải ngồng, cải chíp, cải đắng, cải bẹ… chứa nhiều vitamin K, magie, vitamin C, vitamin E, beta-caroten giúp duy trì nồng độ canxi, tăng cường hệ tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng và cải thiện làn da cho bà bầu.

Mẹ bầu nên bổ sung ngọn bí xanh

Ngọn bí xanh cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho mẹ bầu và thai nhi như canxi, photpho, sắt, chất xơ, vitamin C.

Bí đỏ mang lại nhiều lợi ích tốt cho mẹ bầu và thai nhi trong 3 tháng đầu
Bí đỏ mang lại nhiều lợi ích tốt cho mẹ bầu và thai nhi trong 3 tháng đầu

Bổ sung thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vital Pregna cho thai kỳ khỏe mạnh
Bổ sung thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vital Pregna cho thai kỳ khỏe mạnh

Kết luận

Giá đỗ là một loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, tuy nhiên, do nguy cơ nhiễm khuẩn, bà bầu nên hạn chế ăn giá đỗ trong 3 tháng đầu thai kỳ. Thay thế giá đỗ và rau mầm bằng các loại rau khác dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe là cách an toàn và đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi. Ngoài ra, bà bầu cũng nên bổ sung các loại rau củ quả như bí đỏ, bắp cải, rau cải xanh và ngọn bí xanh vào thực đơn để đảm bảo cung cấp đủ vitamin và khoáng chất cho mẹ và thai nhi.

Để đảm bảo sức khỏe, Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vital Pregna là một sản phẩm được khuyến nghị. Được phát triển với công thức độc đáo và tối ưu, Vital Pregna kết hợp DHA cùng 17 vitamin và khoáng chất thiết yếu giúp tăng cường sức khỏe thể chất cho mẹ trong giai đoạn chuẩn bị có thai, mang thai và cho con bú, đồng thời giúp giảm nguy cơ dị tật thai nhi.

Hy vọng qua bài viết này, các bà bầu đã có thể giải đáp thắc mắc “bà bầu ăn được giá đỗ không?” và biết cách ăn giá đỗ đúng cách. Nếu cần tư vấn và hỗ trợ, hãy liên hệ với Doppelherz qua số hotline 1800 1770 để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

Bài viết liên quan