Trẻ sơ sinh đi ngoài bao nhiêu lần 1 ngày là bình thường?

Mẹ có thắc mắc em bé sơ sinh đi ngoài bao nhiêu lần 1 ngày không? Trung bình 1 ngày, trẻ sơ sinh đi ngoài từ 1 đến 5 lần là bình thường. Tần suất đi ngoài của trẻ sơ sinh còn phụ thuộc vào độ tuổi và loại sữa trẻ bú.

1. Trẻ sơ sinh ngày đi ngoài mấy lần?

Trong 6 tuần đầu sau sinh (tức đến khi trẻ được 1,5 tháng), hầu hết trẻ sơ sinh đi ngoại phân loãng với tần suất đều đặn, từ 2 – 5 lần mỗi ngày. Phân của trẻ trong giai đoạn này thường không mùi, có kết cấu ẩm ướt và màu xanh đậm.

1.1. Bé sơ sinh đi ngoài ngày mấy lần?

Trong tháng đầu tiên (dưới 1 tháng tuổi), trẻ sơ sinh đi ngoài bao nhiêu lần 1 ngày và bé 1 tháng tuổi đi ngoài ngày mấy lần, các bé cũng đi ngoài từ 2 – 5 lần mỗi ngày.

1.2. Trẻ 2 tháng tuổi ngày đi ngoài mấy lần?

Khi bé được 2 tháng tuổi, tần suất đi ngoài của bé sẽ giảm, trung bình từ 1 – 3 lần mỗi ngày.

  • Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ đi ngoài mấy lần? Trẻ thường đi ngoài từ 2 – 3 lần/ngày, nhưng nếu bé vẫn khỏe mạnh thì mẹ không cần quá lo lắng.
  • Trẻ uống sữa công thức đi ngoài mấy lần? Trẻ đi ngoài ít hơn so với trẻ bú sữa mẹ, từ 1 – 2 lần/ngày. Đối với trẻ uống sữa công thức, lưu ý kiểm tra phân của bé thường xuyên.

1.3. Bé 4 tháng tuổi đi ngoài ngày mấy lần?

Trẻ sơ sinh 4 tháng đi ngoài bao nhiêu lần 1 ngày là câu hỏi của nhiều bố mẹ. Vì sữa mẹ và sữa công thức vẫn là nguồn dinh dưỡng chính của bé trong giai đoạn này, bé sẽ đi tiêu 1 – 3 lần/ngày.

1.4. Trẻ sơ sinh đi cầu bao nhiêu lần trong ngày ở giai đoạn ăn dặm?

Trẻ thường bắt đầu ăn dặm vào 6 tháng tuổi. Tần suất đi ị của bé sẽ giảm xuống, có bé chỉ đi ngoài 1 lần mỗi ngày. Đồng thời, phân của bé lúc này cũng đã cứng hơn. Vậy trẻ 6 tháng đi ngoài mấy lần là bình thường, hoặc trẻ 5 tháng đi ngoài mấy lần là bình thường, câu trả lời sẽ là 1 lần mỗi ngày.

1.5. Trẻ trên 1 tuổi đi ngoài bao nhiêu lần?

Khi bé 1 tuổi, bé đã bắt đầu ăn những thực phẩm gần giống người lớn, nhưng được cắt nhỏ hơn. Trung bình, trẻ sẽ đi ngoài 1 lần mỗi ngày hoặc có thể cách 2 – 3 ngày mới đi ngoài 1 lần.

2. Phân trẻ sơ sinh đi ngoài như thế nào là bình thường?

Màu sắc, kết cấu phân, tần suất đi ngoài và lượng phân mỗi lần đi của trẻ được xem là bình thường khi:

  • Trẻ bú sữa mẹ: Phân có màu vàng hoặc hơi xanh, sệt lỏng và mềm, đôi khi lỏng như phân tiêu chảy, mùi hơi chua và có những hạt trắng li ti lẫn trong phân.
  • Trẻ bú sữa công thức: Phân có màu nâu, vàng nâu hoặc xanh lá cây nâu, nhão như bơ đậu phộng, chất phân đặc và cứng hơn phân của trẻ bú sữa mẹ, mùi hăng và cũng có hạt trắng lẫn trong phân.

Nhìn chung, hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu, nên ở một số trẻ sẽ đi ngoài phân lỏng hơn so với bình thường. Tuy nhiên, nếu bé vẫn khỏe mạnh và không có triệu chứng khác, không cần quá lo lắng.

3. Trẻ sơ sinh đi ngoài như thế nào là bất thường?

Dưới đây là một số biểu hiện đi ngoài bất thường của trẻ:

  • Tiêu chảy: Bé đi phân lỏng như nước, số lần đi ngoài nhiều hơn bình thường kèm theo sốt cao, phân đen, mất nước,…
  • Táo bón: Bé đi ngoài rất ít, 3 – 5 ngày một lần, phân lớn, khô cứng, màu hơi đen, bụng căng cứng, đau rát và phải rặn nhiều khi đi ngoài,…
  • Đi ngoài sủi bọt: Trẻ đi ngoài xuất hiện bọt thường do chứng rối loạn tiêu hóa gây ra. Bé đi ngoài trên 10 lần một ngày, phân lỏng có bọt, kèm theo quấy khóc, bỏ bú,…
  • Màu sắc của phân bất thường: Phân đen hoặc đỏ, phân trắng như hạt đất sét, phân bình thường dính máu, phân hoa cà hoa cải, phân tiêu chảy dính máu, phân táo bón lẫn máu.

Khi trẻ đi ngoài ít hoặc nhiều lần, cùng với màu sắc và kết cấu phân bất thường, bố mẹ cần đưa bé đi khám và điều trị kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm.

4. Cách giúp trẻ sơ sinh đi ngoài khỏe mạnh

Để giúp trẻ sơ sinh đi ngoài bình thường, mẹ có thể áp dụng một trong những cách sau:

  • Đối với trẻ bú sữa mẹ: Đảm bảo chất lượng nguồn sữa cho bé bằng cách ăn nhiều rau xanh, thực phẩm giàu kẽm, sắt, vitamin C; uống đủ nước mỗi ngày; uống thêm trà hoa cúc và sữa chua giàu probiotics; hạn chế đồ chiên rán, dầu mỡ, nước có gas,…
  • Đối với trẻ uống sữa công thức: Lựa chọn sữa tốt cho hệ tiêu hóa, bổ sung chất xơ và lợi khuẩn; chia nhỏ lượng sữa bé uống thành nhiều lần để dễ hấp thu; khử trùng bình sữa, núm vú; pha sữa đúng tỷ lệ, không quá đặc hay quá loãng.
  • Những cách khác: Khử trùng các dụng cụ và rửa tay sạch sẽ trước khi pha sữa cho bé; đảm bảo vệ sinh thức ăn và nguồn nước pha sữa cho bé; rửa tay trước và sau khi xử lý chất thải cho bé; khuyến khích bé vận động phù hợp với độ tuổi để tăng cường nhu động ruột.

Nếu bé có những dấu hiệu đi ngoài bất thường như đã trình bày ở trên, hãy chú ý quan sát và đưa bé đến gặp bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời.

Tần suất đi ngoài của mỗi trẻ là khác nhau, bố mẹ không nên áp đặt chính xác về việc trẻ sơ sinh đi ngoài bao nhiêu lần 1 ngày. Nếu bé đi ngoài nhiều hoặc ít hơn bình thường nhưng vẫn khỏe mạnh, không cần quá lo lắng. Hãy kết hợp việc quan sát phân với tình trạng sức khỏe và cân nặng của trẻ, đồng thời chọn sữa tốt cho hệ tiêu hóa và tăng cường sức đề kháng, để bé thoải mái học hỏi và khám phá thế giới diệu kỳ.

Bài viết liên quan