10 cách tập cho bé bú bình hiệu quả giúp mẹ nhàn, con khỏe

Ngày nay, các mẹ bỉm sữa luôn phải bận rộn công việc nên thường tập cho con bú bình từ sớm. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách giúp con thoải mái khi chuyển từ bú mẹ sang dùng bình sữa. Hãy cùng AVAKids tìm hiểu cách tập cho bé bú bình hiệu quả nhé!

1. Tại sao nên tập cho bé bú bình?

Một số bà mẹ không được hưởng quyền lợi thai sản khi sinh con. Họ phải sớm trở lại công việc để kiếm tiền, giúp đỡ chồng lo cho gia đình. Điều này khiến họ không có đủ thời gian để cho con bú mẹ hoàn toàn, mà phải dùng bình sữa để nuôi con.

Các mẹ có sức khỏe yếu sau khi sinh cũng không thể có được lượng sữa dồi dào cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho trẻ. Trẻ em sinh non, thiếu tháng, cơ thể chưa phát triển toàn diện cần phải bú bình trong thời gian đầu chứ không thể bú trực tiếp sữa mẹ.

Ngoài ra, đối với những bé gặp vấn đề về miệng như sứt môi, hít thở khó khăn thì cũng cần được bổ sung chất dinh dưỡng thông qua việc bú bình.

1.1. Những trẻ có lượng đường trong máu thấp

Những trẻ có lượng đường trong máu thấp thì cũng cần được bú bình nếu trẻ cần bổ sung thêm nhiều calo.

1.2. Mẹ chưa kịp sản sinh sữa

Có thể vì mẹ chưa kịp sản sinh ra sữa để cung cấp cho bé thì bú bình cũng là lựa chọn tốt nhất để giúp bé vượt qua cơn đói và không quấy khóc.

1.3. Trẻ bị sụt cân

Với những trẻ bị sụt cân thì việc cho trẻ bú bình có thể rất cần thiết.

Bình sữa nhựa PP Dr.Brown's cổ rộng 150 ml
Hình 1: Bình sữa nhựa PP Dr.Brown’s cổ rộng 150 ml

2. Khi nào có thể tập bú bình cho bé?

Mẹ nên cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 4 – 6 tuần đầu sau sinh. Đây là khoảng thời gian quan trọng để hình thành kỹ năng bú mẹ và tăng lượng sữa. Nếu mẹ phải đi làm trở lại sau đó, mẹ có thể tập cho bé bú bình từ tuần thứ 4. Mẹ nên tập cho bé bú bình nhiều lần trong ngày và vẫn duy trì việc bú mẹ thường xuyên.

3. 10 cách tập cho bé bú bình hiệu quả

3.1. Tập cho trẻ bú bình khi đang đói

Khi các con nhịn đói kiên quyết không uống sữa bột thì các bà mẹ thường có tâm lý xót con, sợ con bị đói. Tuy nhiên, đối với phương pháp này thì bạn cần phải chờ đến khi con đói thì mới đưa bình sữa vào miệng để bé ngậm quen dần.

Sữa bột nội địa Nhật dạng viên Meiji Hohoemi Raku Raku Cube
Hình 2: Sữa bột nội địa Nhật dạng viên Meiji Hohoemi Raku Raku Cube

3.2. Cho bé bú bình giữa cữ bú mẹ

Một cách tập cho bé bú bình hiệu quả là không cho bé bú bình khi đói. Bé có thể sẽ không thích bú bình vì nó khác với vú mẹ. Bé có thể sẽ cảm thấy bị lừa hoặc tức giận. Bạn nên cho bé bú bình vào những lúc bé không quá đói, như giữa hai lần bú mẹ. Bé có thể sẽ chấp nhận bú bình như một bữa ăn phụ.

3.3. Tập cho bé bú bình khi còn ngái ngủ

Bạn có thể thử một cách tập cho bé bú bình khác là nhờ người khác cho bé bú bình khi bé đang buồn ngủ. Khi bé đang buồn ngủ sẽ không quá để ý đến sự khác biệt giữa vú mẹ và bình sữa. Bé sẽ dần quen với cảm giác bú bình và không còn chống cự khi tỉnh táo. Bạn nên áp dụng cách này trong vài tuần đầu tiên để tập cho bé bú bình hiệu quả.

Bình sữa thủy tinh KuKu KU5865 240 ml
Hình 3: Bình sữa thủy tinh KuKu KU5865 240 ml

3.4. Kiên nhẫn, giả vờ thờ ơ với bé

Khi bé quấy khóc, la hét hoặc phản kháng không chịu tiếp nhận sữa công thức thì đa số các mẹ sẽ rơi vào tình trạng lo lắng hoặc cáu gắt, khó chịu. Thay vào đó các bạn nên cư xử một cách bình tĩnh, nhẹ nhàng, kiên nhẫn chờ để bé tiếp nhận bình sữa.

3.5. Cho bé chơi đùa, làm quen bình sữa

Trẻ em luôn có tính hiếu kỳ và ham học hỏi những thứ mới lạ. Bạn nên dùng bình sữa như một món đồ chơi để kích thích sự tò mò của bé, giúp bé làm quen dần với người bạn mới lạ này. Khi đã cầm quen tay thì bé sẽ dễ dàng chấp nhận uống sữa công thức hơn.

Ngoài ra khi mua bình sữa mẹ nên chọn những sản phẩm từ các thương hiệu nổi tiếng và uy tín như bình Hegen, bình sữa Wesser, bình sữa Avent,… để đảm bảo sức khỏe cho bé khi sử dụng.

Bình sữa nhựa PPSU Tommee Tippee (422754) cổ rộng 260ml
Hình 4: Bình sữa nhựa PPSU Tommee Tippee (422754) cổ rộng 260ml

3.6. Tránh cho bé gần ti mẹ khi tập bú bình

Như một phản xạ tự nhiên, các bé khi nhìn thấy ti mẹ thì sẽ quấy khóc để được gần gũi, bú sữa. Bởi vậy khi đang tập cho con bú bình, bạn không nên để bé thấy ti. Tốt nhất mẹ nên nhờ người thân tập cho trẻ bú bình và tránh sang phòng khác.

3.7. Cho sữa mẹ vào bình

Thời gian đầu mọi người có thể sử dụng sữa mẹ vắt vào bình để cho con bú. Khi đã quen việc bú bình thì mẹ có thể cho bé dùng sữa công thức. Điều này sẽ giúp trẻ thích nghi từ từ với việc sử dụng bình sữa. Mẹ bỉm có thể dùng máy hút sữa để thực hiện cách này dễ dàng hơn nhé!

Máy hút sữa điện đơn Gluck Baby GP31
Hình 5: Máy hút sữa điện đơn Gluck Baby GP31

3.8. Không làm bé căng thẳng

Các bé đã quen bú mẹ nên rất khó để thích nghi với việc bú bình. Những lúc như vậy, bạn không nên khó chịu, cáu gắt hay la mắng trẻ, điều này vô hình chung sẽ khiến các con sợ hãi, áp lực. Lâu dần sẽ gây ra ảnh hưởng không tốt tới tâm lý của bé.

Bạn nên giữ bình tĩnh và kiên nhẫn khi tập cho bé bú bình. Bạn không nên gây áp lực hay nản lòng nếu bé không chịu bú. Ngoài ra, bạn có thể để bé nghỉ một thời gian và thử lại sau. Điều đó, có thể bé sẽ thay đổi thái độ hoặc muốn khám phá bình sữa.

3.9. Sử dụng núm vú mềm giống bầu vú mẹ

Khi bú, các cơ trong khoang miệng của bé phải hoạt động liên tục thời gian dài. Nếu bạn sử dụng núm ti có chất liệu quá cứng sẽ khiến cho trẻ bị đau khoang miệng, mỏi lưỡi, nhức hàm. Bởi vậy nên sử dụng núm ti mềm giống ti của mẹ, vừa tốt cho sức khỏe lại vừa tạo cảm giác quen thuộc cho trẻ.

Bộ 2 núm ti Chuchu Baby cổ rộng free size (mọi độ tuổi)
Hình 6: Bộ 2 núm ti Chuchu Baby cổ rộng free size (mọi độ tuổi)

3.10. Đánh lạc hướng sự chú ý của bé

Đây là một phương pháp tập cho bé bú bình rất hiệu quả và được nhiều bà mẹ bỉm sữa áp dụng thành công. Bạn có thể đánh lạc hướng bằng cách tạo ra các âm thanh lạ tai hoặc dụ dỗ trẻ bằng các món đồ chơi cho bé có màu sắc rực rỡ, mới mẻ.

Đồ chơi xúc xắc bướm Antona
Hình 7: Đồ chơi xúc xắc bướm Antona

4. Một số lưu ý khi tập bú bình cho bé

Mẹ có thể thử một cách tập cho bé bú bình đơn giản bằng cách vắt sữa mẹ vào bình và cho bé bú khi bé đang buồn ngủ. Bé sẽ không quá để ý đến sự khác biệt giữa vú mẹ và bình sữa. Tuy nhiên, bé cần uống sữa theo cân nặng của mình, khoảng 50 ml/kg mỗi ngày. Khi bé đã quen bú bình, bạn có thể chọn các loại sữa công thức có hương vị gần giống sữa mẹ.

Để có thể hướng dẫn cho trẻ bú bình một cách tốt nhất, mẹ cần lưu ý đến những điều sau:

  • Mẹ nên để cho người khác dạy bé cách bú bình thay vì để mẹ dạy, tốt nhất là mẹ không nên ở gần nếu có thể. Đồng thời cần đổi phòng khi tập cho bé bú bình và không nhắc đến mẹ trong quá trình tập cho trẻ.
  • Nếu mẹ lựa chọn cho bé tập bú bình thì nên lựa chọn núm vú có lỗ thoát nhỏ nhất. Tránh chọn núm vú có lỗ thoát quá to, dẫn đến sữa chảy ra nhiều, khiến bé bị ngợp và sặc. Do vậy mà trẻ sẽ từ chối bú bình.
  • Bình sữa của bé cần được làm ấm thường xuyên bởi sẽ có nhiều trẻ bú sữa mẹ thích nóng hơn so với nhiệt độ bình thường. Tuy nhiên không phải làm nóng đến mức khiến bé bị bỏng.
  • Để trẻ phát triển toàn diện và tốt nhất thì ngoài việc cho trẻ bú bình, mẹ cũng nên xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng cho trẻ. Nếu trẻ không được cung cấp đầy đủ các chất cần thiết thì sẽ dẫn đến thừa hoặc thiếu dinh dưỡng.
  • Cha mẹ cũng nên bổ sung thêm các thực phẩm chức năng có chứa lysine, vitamin và khoáng chất, kẽm, crom, selen, vitamin B nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu dưỡng chất của trẻ.

Sữa bột Meiji Infant Formula 800g (0 - 12 tháng)
Hình 8: Sữa bột Meiji Infant Formula 800g (0 – 12 tháng)

5. Những câu hỏi thường gặp khi tập cho bé bú bình

5.1. Làm gì nếu bé không chịu bú bình?

Nếu trẻ không chịu bú bình, mẹ có thể sử dụng núm vú bình sữa tương tự như núm vú của mẹ, tốt nhất là lựa chọn loại làm bằng cao su thay vì silicone. Hoặc mẹ cũng có thể thử cách cho một ít sữa mẹ vào bình sữa, khi nếm thử bé sẽ dễ dàng tiếp nhận việc bú bình hơn.

Mẹ cũng nên cho bé nghịch núm vú thường xuyên để bé tự làm quen với việc bú bình sau này. Ngoài ra mẹ cũng có thể giữ trẻ ở một vị trí khác bằng cách đặt trẻ vào ghế dành cho trẻ sơ sinh, sau đó để trẻ nằm ngửa rồi bắt đầu cho trẻ bú bình trong khi quay mặt về phía trẻ.

Có thể là con bạn sẽ thích sữa ấm hơn hoặc lạnh hơn một chút, do vậy hãy thử thay đổi nhiệt độ của bình sữa cho trẻ. Và cũng có thể cho trẻ bú bình vào bất cứ thời điểm nào trong ngày. Nếu bé từ chối bú bình vào ban ngày, mẹ hãy thử cho trẻ bú bình vào ban đêm và ngược lại.

Bộ 2 núm ti Philips Avent SCF651/23 (size 1)
Hình 9: Bộ 2 núm ti Philips Avent SCF651/23 (size 1)

5.2. Làm sao khi trẻ phản kháng việc bú bình?

Trẻ cần có khoảng thời gian thích nghi với việc bú bình, do vậy mẹ hãy cho bé làm quen với bình sữa, núm ti và hướng dẫn trẻ bú bình trước đó. Việc chuyển từ bú mẹ sang bú bình sẽ làm trẻ bối rối và không thích.

Nếu trẻ quấy khóc và đẩy bình sữa ra xa, mẹ hãy nhẹ nhàng dỗ dành trẻ rồi thử lại. Nếu trẻ vẫn từ chối đến lần thứ ba thì mẹ nên dừng việc cho trẻ bú bình lại, đợi thêm ít nhất là 5 phút nữa rồi lại cho bé thử bú bình lần nữa, lần này bé sẽ không còn kháng cự nữa.

5.3. Làm gì khi bé đang bú bình dễ dàng, nhưng đột ngột muốn quay lại bú mẹ?

Sẽ có nhiều trẻ dễ dàng tiếp nhận việc bú bình ở giai đoạn đầu, nhưng sau đó lại thích bú mẹ hơn và không muốn bú bình nữa. Mẹ cũng không cần lo lắng vì đối với những trẻ sơ sinh thì đây chỉ là một bước phát triển ngắn ngủi. Mẹ hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để loại trừ lý do y tế làm cho bé từ chối bú bình, sau đó thử cho bé bú bình vào thời điểm khác.

Bộ 2 núm ti Philips Avent SCF653/23 cổ rộng size 3 (3 - 6 tháng)
Hình 10: Bộ 2 núm ti Philips Avent SCF653/23 cổ rộng size 3 (3 – 6 tháng)

5.4. Có nên dạy bé uống bằng cốc?

Việc hướng dẫn bé cách uống sữa bằng cốc tốn rất nhiều thời gian. Trừ khi bạn sử dụng cốc sippy hoặc cốc có ống hút gắn sẵn. Nếu mẹ dạy cho bé uống bằng cốc thì nên cho bé tập làm quen ngay từ khi còn nhỏ.

Phương pháp dạy cho bé uống bằng cốc có một số ưu điểm là không có khả năng bị nhầm lẫn núm vú. Thêm vào đó là mẹ cũng không cần nâng bình sữa khi bé bú. Bạn cũng sẽ không bao giờ phải cho sữa vào chai.

Ly tập uống nhựa PP KuKu KU1071 170 ml
Hình 11: Ly tập uống nhựa PP KuKu KU1071 170 ml

Trên đây là 10 cách tập cho bé bú bình hiệu quả mà AVAKids chia sẻ. Hy vọng qua bài viết mẹ bỉm sẽ tìm được cách để tập bú bình phù hợp với bé yêu nhà mình nhất. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, truy cập ngay website avakids.com hoặc liên hệ đến hotline 1900.866.874 (7h30 – 22h00) để nhận được hỗ trợ một cách nhanh nhất.

Bài viết liên quan