Có nên đánh thức trẻ sơ sinh dậy bú hay không?

Trẻ sơ sinh thường có nhu cầu ngủ nhiều trong một ngày, đặc biệt là trẻ mới sinh. Giấc ngủ đóng góp một phần quan trọng trong việc phát triển toàn diện của trẻ. Vậy có nên đánh thức trẻ sơ sinh dậy bú không? Cùng tìm hiểu các thông tin qua bài viết dưới đây để có câu trả lời phù hợp cho mình.

Nhu cầu ngủ của trẻ sơ sinh

Trung bình, thời gian ngủ của trẻ sơ sinh kéo dài từ 16 đến 20 tiếng mỗi ngày. Tuy nhiên, giấc ngủ của trẻ sơ sinh cũng bao gồm giấc ngủ nhanh và giấc ngủ chậm.

Giấc ngủ chậm, hay còn gọi là ngủ sâu, là giai đoạn khi trẻ duy trì giấc ngủ li bì khoảng 8 giờ đồng hồ. Ngược lại, giấc ngủ nhanh thì trẻ sẽ không đi sâu vào giấc ngủ. Khoảng một nửa thời gian ngủ của trẻ sẽ dành cho ban ngày, còn lại là dành cho ban đêm. Vì vậy, là chuyện bình thường khi bé quấy giấc ngủ của bố mẹ vào đêm. Thực tế, chúng ta không thể đánh giá chính xác nhu cầu ngủ của trẻ.

Tùy vào thể trạng và thói quen, có trẻ ngủ ít hơn thời gian trên và thậm chí có trẻ ngủ nhiều hơn. Vì vậy, bố mẹ cần phải quan sát và theo dõi tình hình của con thường xuyên để xem có nên đánh thức trẻ dậy bú hay không, nhằm tránh tình trạng bé ngủ nhiều quá mà không chịu bú, dẫn đến việc thiếu năng lượng.

Trẻ sơ sinh ngủ nhiều có sao không?

Trẻ sơ sinh thường có xu hướng ngủ nhiều hơn và giảm dần khi chúng càng lớn. Bố mẹ không cần quá lo lắng vì việc ngủ đúng liều lượng và sâu giấc ở trẻ sơ sinh mang lại nhiều lợi ích cho sự phát triển của chúng.

Ngủ đủ giấc sẽ giúp hệ miễn dịch của bé phát triển, tăng trưởng chiều cao và tạo điều kiện cho não bộ phát triển. Ngủ đủ giấc cũng giúp bé có tinh thần thoải mái, giảm tình trạng quấy khóc và làm bố mẹ lo lắng. Ngoài ra, giấc ngủ đầy đủ cũng giúp cải thiện sức đề kháng của cơ thể, bảo vệ bé khỏi những tác nhân xấu có thể xâm nhập bất cứ lúc nào.

Có nên đánh thức trẻ sơ sinh dậy bú?

Bên cạnh giấc ngủ, sữa cũng là yếu tố quan trọng trong sự lớn lên và phát triển của trẻ. Nếu bé ngủ quá nhiều và bú ít, bố mẹ nên đánh thức bé dậy để cho bú.

Dạ dày và hệ tiêu hoá của trẻ sơ sinh chưa phát triển hoàn toàn, nên mỗi lần ăn, mẹ không nên cho bé bú quá no. Thay vào đó, chỉ nên cung cấp khoảng 90ml sữa cho bé mỗi lần. Tuy nhiên, do sữa được tiêu hóa nhanh, việc cho bé bú nhiều lần trong ngày là rất cần thiết.

Nếu bé ngủ nhiều nhưng vẫn lớn và phát triển bình thường, không có dấu hiệu của bất kỳ vấn đề sức khỏe nào khác, mẹ không cần đánh thức bé dậy nhiều. Hãy để cho bé tự uống sữa và đòi sữa theo nhu cầu của mình.

Cách đánh thức trẻ sơ sinh dậy để cho bú

Để đánh thức trẻ sơ sinh dậy để cho bú, mẹ có thể áp dụng các phương pháp sau:

  1. Chạm nhẹ vào bé: Mẹ nên chạm vào bé một cách nhẹ nhàng để bé thích nghi dần. Sau đó, dần dần lay bé dậy tránh cho bé không bị giật mình và khó chịu.

  2. Bỏ bớt tã và chăn: Khi loại bỏ chúng ra khỏi cơ thể, bé sẽ cảm nhận được và từ từ mở mắt, thức dậy.

  3. Nghe nhạc hoặc bật đèn: Bé nhạy cảm với ánh sáng khi ngủ, vì vậy, bật đèn với cường độ ánh sáng vừa phải có thể giúp bé mở mắt dậy. Ngoài ra, nghe nhạc cũng có thể kích thích bé tỉnh dậy.

  4. Cho trẻ bú: Nhiều lúc, mẹ không cần phải đánh thức bé dậy mới cho bé bú. Thay vào đó, bé tự ngậm lấy ti mẹ nếu đặt ti gần miệng bé. Theo thói quen, bé sẽ tự nhận thức và tỉnh dậy mà không quấy khóc.

Một số lưu ý khi bé đang ngủ:

  • Đặt bé nằm ngửa để hệ tiêu hoá hoạt động tốt nhất.
  • Không quấn bé quá nhiều trong tã hay đóng tã bỉm quá chặt.
  • Nơi bé ngủ phải sạch sẽ, thoáng mát để bé có giấc ngủ sâu và tốt.
  • Nếu bé ngủ li bì, ngủ quá nhiều, nên đánh thức bé dậy để cho bú.
  • Đánh thức bé một cách nhẹ nhàng và bình tĩnh, không làm bé giật mình.

Một giấc ngủ sâu và đầy đủ sẽ mang lại nhiều lợi ích tích cực cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Bố mẹ không nên quá lo lắng về việc đánh thức trẻ sơ sinh dậy để cho bú. Thay vào đó, hãy quan sát thể trạng và sự phát triển hàng ngày của bé để tìm ra giải pháp thích hợp nhất.

Tạ Quỳnh

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Bài viết liên quan