Phù chân khi mang thai có nguy hiểm không?

Khi mang thai, bên cạnh niềm hạnh phúc được làm mẹ, người phụ nữ cũng phải trải qua những biến đổi đáng kể trong cơ thể. Trong số đó, phù chân khi mang thai là một hiện tượng khá phổ biến. Tuy biểu hiện phù chân có thể khác nhau tùy theo lớn nhỏ của thai, vị trí thai và yếu tố cá nhân của người mẹ, nhưng chị em phụ nữ cần nhận biết được dấu hiệu phù chân là sinh lý hay bệnh lý để kịp thời nhờ đến sự giúp đỡ từ các chuyên gia.

Nguyên nhân gây phù chân ở phụ nữ mang thai

Trong quá trình mang thai, cơ thể người mẹ phải sản xuất nhiều máu và chất lỏng hơn bình thường để nuôi dưỡng thai nhi. Điều này là nguyên nhân chính gây phù chân ở phụ nữ mang thai. Bên cạnh đó, sự thay đổi hormone trong cơ thể cũng đóng vai trò quan trọng gây nên sự phù chân. Một số yếu tố khác như tiền sử bệnh viêm tĩnh mạch, phản ứng dị ứng, tiền sản giật, thần kinh bị rối loạn hoặc việc lạm dụng thuốc cũng có thể gây phù chân khi mang thai.

phu-chan
Ảnh: Đau hiệu phù chân khi mang thai

Dấu hiệu phù chân khi mang thai

Theo các chuyên gia tại Bệnh viện Sản Nhi Lào Cai, nếu mẹ bầu thấy bị phù ở bàn chân, bắp chân, mắt cá chân hoặc ở tay, không cần quá lo lắng vì đây là những dấu hiệu bình thường và phổ biến trong thai kỳ. Trong những trường hợp này, mẹ bầu chỉ cần nghỉ ngơi và uống đủ nước, tình trạng sưng phù sẽ giảm đi.

Tuy nhiên, mẹ bầu nên quan sát cẩn thận tình trạng sưng phù của mình vì đây có thể là một trong những dấu hiệu của chứng tiền sản giật – biến chứng nguy hiểm hàng đầu trong thai kỳ. Đặc biệt, mẹ bầu cần đặc biệt lưu ý trong những trường hợp sau:

  • Mẹ bầu có tiền sử bệnh tim hoặc các vấn đề liên quan đến thận.
  • Mẹ bầu không có chế độ ăn uống đủ chất dinh dưỡng.
  • Sưng phù kéo dài và không giảm đi sau khi nghỉ ngơi.
  • Sưng phù kèm theo đau đầu, mất thị lực, đau bụng.

Nếu mẹ bầu gặp những triệu chứng trên, cần đến bệnh viện để được kiểm tra kịp thời và đảm bảo sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Phù chân có phải là dấu hiệu sắp sinh?

Phù chân và tay thường phổ biến hơn trong tháng cuối của thai kỳ, đồng thời cũng là thời gian mà sản phụ sắp chuyển dạ. Do đó, bà bầu mang thai trong những tháng cuối cần chú ý đặc biệt nếu bị phù chân kèm theo những dấu hiệu sắp sinh sau đây:

  • Vỡ ối hoặc thấy máu báo.
  • Sưng phù ở chân, mắt cá chân, bàn tay.
  • Cơn gò bụng xuất hiện nhiều hơn và có tần suất rõ rệt.
  • Tiêu chảy thường xuyên hơn.
  • Thai nhi ít đạp hoặc bé cảm giác im lặng hơn.
  • Xương chậu nở rộng, bụng tụt hẳn xuống dưới.

Nếu mẹ bầu gặp những dấu hiệu này, cần đi khám ngay tại bệnh viện để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.

Phù chân khi mang thai có nguy hiểm không?

Phù chân khi mang thai thường không gây hại đến sức khỏe nhiều và các dấu hiệu này sẽ biến mất sau khi em bé chào đời. Tuy nhiên, khi bị phù chân, mẹ bầu thường cảm thấy không thoải mái khi di chuyển hàng ngày. Tình trạng này có thể gây áp lực lớn hơn cho thận và ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu ở chân. Đối với một số trường hợp, phù chân trong giai đoạn cuối thai kỳ có thể là dấu hiệu báo trước tiền sản giật, một tình trạng rất nguy hiểm cho mẹ và bé.

Biện pháp cải thiện tình trạng phù chân

Để cải thiện tình trạng phù chân khi mang thai, mẹ bầu có thể áp dụng những biện pháp sau:

  • Không đứng quá lâu, hãy dành thời gian cho đôi chân nghỉ ngơi và thư giãn.
  • Nằm nghiêng sang trái để giảm áp lực lên tĩnh mạch chủ và các tĩnh mạch ở khung chậu, đồng thời gác chân lên cao khi nghỉ ngơi.
  • Áp dụng bài thuốc y học cổ truyền như đun sôi râu ngô và uống hàng ngày. Uống đủ nước để giảm sưng phù.
  • Ngâm chân trong nước ấm khoảng 10-15 phút để thư giãn và giảm sưng phù.
  • Thực hiện các động tác mát-xa cho đôi bàn chân như xoay bàn chân, xoay từng ngón chân theo chiều kim đồng hồ.
  • Tuân thủ chế độ ăn uống cân bằng và khoa học, ăn nhiều rau xanh và thực phẩm giàu vitamin, canxi và kẽm. Hạn chế muối, caffein và cồn.
  • Chọn giày dép thoải mái, không chật và có đế thấp. Tháo giày thường xuyên để tạo cảm giác thoải mái cho chân.
  • Đối với mẹ bầu có tiền sử bệnh mãn tính, cần chú ý đến phù chân và tìm kiếm sự giúp đỡ từ các chuyên gia y tế.

Lưu ý: Nếu bị phù chân kéo dài, không giảm đi sau khi nghỉ ngơi hoặc kèm theo những triệu chứng đau đầu, khó chịu, mệt mỏi, rối loạn thị giác, đau bụng, hãy tới bệnh viện để được kiểm tra và điều trị kịp thời.

Nguồn tham khảo: vtv.vn

Bài viết liên quan