Việc tập cho bé lật đúng rất có lợi cho quá trình phát triển của trẻ. Việc này giúp bé yêu có tầm nhìn mở rộng hơn và có thể nhìn mọi thứ xung quanh theo một cách hoàn toàn mới với nhiều góc độ khác nhau.
TÓM TẮT
Việc tập lật cho bé có tác dụng gì?
Lật là kỹ năng quan trọng và là bước đầu tiên giúp trẻ nhỏ có thể tự mình dịch chuyển từ nơi này sang nơi khác. Đồng thời áp dụng cách tập cho bé lật đúng và an toàn còn mang lại các lợi ích sau:
Bạn đang xem: Cách tập cho bé lật nhanh chóng và an toàn mẹ nên biết
- Giúp tránh được tình trạng méo, móp, bẹp đầu ở trẻ sơ sinh do nằm quá nhiều 1 tư thế.
- Giúp các cơ của bé phát triển toàn diện, tăng cường sức mạnh và độ bền của cơ bắp, đặc biệt là vùng tay, cổ tay và chân.
- Giúp bé tiêu hao năng lượng, từ đó giúp trẻ con ăn ngon miệng và ngủ tốt hơn.
- Nâng cao khả năng tập trung vì khi lật, trẻ cần phải tập trung và làm việc với các giác quan của mình.
- Tăng vận động tự lập, tăng cường khả năng điều khiển cơ thể và giúp trẻ linh hoạt hơn.
- Hỗ trợ con học ngồi, bò và đứng về sau.
Việc tập lật cho bé mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe
Trẻ sơ sinh mấy tháng biết lật? Cho tới khi được 4 tháng tuổi, khi phần dưới cơ thể phát triển một cách đầy đủ, bé mới đủ sức để sử dụng cánh tay đẩy cơ thể lên và qua lại để lật. Có không ít bé có khả năng lật khi chỉ mới 3 tháng tuổi, nhưng cũng có một số trẻ sẽ bỏ qua bước lật và chuyển luôn sang giai đoạn bò hoặc ngồi.
Cách tập cho bé lật nhanh chóng và an toàn
Dưới đây là cách tập cho bé lật, an toàn và hiệu quả mẹ có thể áp dụng:
Bước 1
Xem thêm : Vì sao thăm bà đẻ đầu năm lại mang lại vận xui? Có đúng không?
Hằng ngày đặt trẻ nằm sấp vài phút trên mặt sàn. Nếu bé chưa quen, có thể cho bé nằm sấp trên ngực hoặc trên đùi của mẹ trước. Đặt trước mặt bé một chiếc gương soi hoặc đồ chơi để giúp bé thích thú hơn. Đây cũng phương pháp giúp trẻ làm quen với việc sử dụng cơ cổ nhằm nâng cao đầu.
Bước 2
Trải một cái chăn trên sàn, đặt bé nằm sấp về phía góc trái của chăn, đầu hơi nghiêng. Cho bé nằm thoải mái ở vị trí này và quan sát xem trẻ có tự nhấc đầu lên được khoảng vài giây không. Nếu bé nhà bạn vẫn chưa nhấc đầu lên được nghĩa là con vẫn chưa sẵn sàng cho việc tập lật.
Bạn cần chú ý quan sát dấu hiệu muốn lật của bé
Bước 3
Mẹ chọn một món đồ chơi trẻ yêu thích nhất và đặt cách tầm với tay của bé một chút. Bạn có thể chơi hoặc lắc đồ chơi trước khi đặt nó ngang tầm mắt trẻ trên sàn phía trước mặt. Sau đó tiến hành quan sát xem bé có cố lấy đồ chơi hay không. Tư thế này sẽ làm cho bé khá khó chịu khi với một tay ra để lấy đồ chơi và tay còn lại sẽ bị kẹt.
Bước 4
Khi thấy trẻ cố với tay lấy đồ chơi, hãy nâng nhẹ phần chăn phía bên phải lên khỏi sàn để đỡ lưng của bé. Hãy nâng dần dần chậm rãi và quan sát vẻ mặt con ở vị trí mới, nếu thấy bé khó chịu, mẹ cần hạ thấp chăn xuống một chút và an ủi bé. Mẹ cần kiên nhẫn để giúp bé cảm thấy tập lật là một việc thoải mái.
Bước 5
Xem thêm : Chăm sóc sản phụ sau thai lưu: Nâng niu từ gia đình
Tiếp tục nâng tấm chăn một cách từ từ, cẩn thận đến mức đủ cao để giúp bé lật người lại. Đồng thời đặt một tay vào bụng bé nhằm giữ chắc vị trí của bé khi nâng.
Lưu ý mẹ vẫn phải luôn giữ tay ở bụng bé và vẫn để đồ chơi trong tầm với của trẻ nhé. Từ đó, bé yêu sẽ cảm thấy thích thú và nhận ra tập lật sẽ giúp bản thân di chuyển để lấy được đồ chơi.
Mẹo giúp trẻ nhanh chóng biết lật
Hỗ trợ để bé nhanh biết lật hơn sẽ rất có ích trong trường hợp bé nhà bạn chậm biết lật hoặc quá trình tập lật kéo dài, gặp khó khăn. Ngoài ra, bố mẹ còn có thể tham khảo là một số mẹo giúp bé lật hiệu quả hơn như:
- Bên cạnh việc sử dụng những món đồ chơi có màu sắc sặc sỡ để thu hút bé, bố mẹ có thể chơi nhạc để tăng sự tập trung của trẻ.
- Để bé có thể tập lật một cách an toàn, hãy sử dụng nền tảng mềm như: Chăn, thảm bông hoặc đệm bông để giảm thiểu độ va chạm và hạn chế đau đớn khi bé ngã.
- Thường xuyên massage cho trẻ nhẹ nhàng, kèm các bài tập vận động tay chân. Việc này không chỉ giúp bé được thư giãn, giúp cơ bé khỏe hơn, chắc hơn mà còn góp phần giúp bé nhanh biết lật hơn.
- Khi bé hoàn thành một động tác lật, hãy khen, khuyến khích và động viên để giúp bé cảm thấy tự tin hơn.
- Hãy dành ít nhất 10 phút mỗi ngày để bé luyện tập lật. Thông qua việc luyện tập thường xuyên, bé sẽ trở nên linh hoạt hơn và có thể lật nhanh chóng hơn.
Bạn có thể sử dụng đồ chơi để kích thích bé lật
Làm gì để tránh khỏi nguy hiểm khi tập lật cho bé yêu?
Tập lật là một trong những giai đoạn phát triển rất quan trọng cho bé, để bảo vệ con khỏi những nguy hiểm, các bậc phụ huynh nên theo sát bé và lưu ý một số điều sau:
- Đảm bảo em bé luôn được che chắn cẩn thận vì khi bắt đầu học lật bé sẽ cảm thấy rất thích thú nhưng chưa ý thức được những rủi ro có thể xảy ra.
- Không nên để bé một mình, đặc biệt là khi đặt bé nằm ở những vị trí trên cao.
- Khi thay quần áo và thay tã cho trẻ sơ sinh, để tránh bé lật và bị ngã hãy giữ một tay của trẻ.
- Không nên để bất kỳ đồ vật như: Chăn, gối… có thể gây ngạt thở tại nơi nằm ngủ hoặc nôi của bé.
- Khi bé tập lật cần đứng bên cạnh để quan sát và bảo vệ cho bé nhằm tránh tình trạng trẻ không thể lật mình trở lại, con sẽ dễ bị thức giấc giữa đêm và cảm thấy hoảng sợ.
Mẹ cần chú ý các tác nhân có thể gây nguy hiểm khi tập lật cho bé
Cách tập cho bé lật trên đây hy vọng có thể giúp bạn hỗ trợ bé yêu nhà mình biết lật nhanh chóng hơn. Dù biết lật là một dấu mốc quan trọng, song mẹ không nên quá lo lắng, sốt ruột hay ép bé phải nhanh biết lật. Để tránh rủi ro và giúp quá trình tập lật diễn ra tốt hơn, bạn hãy quan sát kỹ và chỉ nên cho bé tập lật khi bé đã thực sự sẵn sàng.
Minh QA
Nguồn tham khảo: hellobacsi.com
Nguồn: https://muabimchocon.com
Danh mục: Tư Vấn