Cách ở cữ sau sinh khoa học mẹ cần biết

Hẳn là bạn đã nghe qua rất nhiều về cụm từ “ở cữ” ngay từ lúc mang thai. Vậy ở cữ hay kiêng cữ sau khi sinh là gì? Nhiều người thường ví von phụ nữ đau đẻ như gãy 20 cái xương sườn cùng lúc, vì thế sau mỗi cuộc sinh nở, cơ thể mẹ bầu sẽ yếu đi rất nhiều. Vì vậy, sau khi sinh con mẹ cần nghỉ ngơi nhiều cũng như lưu ý nên kiêng cữ một số thứ để cơ thể nhanh hồi phục sau quá trình vượt cạn. Khoảng thời gian đó được gọi là thời gian ở cữ.

Nhiều mẹ bầu chưa có kinh nghiệm có thể cảm thấy áp lực khi nhận được quá nhiều những lời khuyên từ gia đình, bạn bè xung quanh về những điều cần làm và cần tránh trong thời gian ở cữ. Mẹ bầu nên chọn lọc thông tin như thế nào? Chúng tôi sẽ hướng dẫn mẹ ở cữ đúng cách và khoa học qua bài viết dưới đây!

Vì sao mẹ cần ở cữ sau sinh?

Sau khi sinh, cơ thể mẹ cần thời gian phục hồi những tổn thương mà quá trình mang thai và sinh con để lại. Bất kể là mẹ sinh thường hay sinh mổ, sinh con đầu lòng hay con sau, và sinh ở bất kỳ độ tuổi nào thì mẹ sau sinh cũng đều nên ở cữ. Hậu quả của việc không kiêng cữ sau sinh cẩn thận sẽ khiến mẹ dễ bị nhiều di chứng như đau lưng hay đau vết mổ khi trở trời đối với mẹ sinh mổ.

Thời gian ở cữ sau sinh là bao lâu?

Theo quan niệm của người xưa, mẹ sau sinh cần ở cữ đủ 100 ngày (3 tháng 10 ngày) với những quy định nghiêm ngặt như phải ở trong phòng kín, không tắm rửa, không nói chuyện với người lạ, v.v… vì nếu không kiêng cữ thì mẹ dễ bị ốm, đau nhức xương khớp, đau đầu.

Những quan niệm kiêng cữ sau sinh theo dân gian này không hoàn toàn là đúng và có những quan niệm phản khoa học có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cả hai mẹ con. Theo các bác sĩ sản khoa, thời gian ở cữ khoa học sau sinh của mẹ bầu tốt nhất là nên trong vòng 30 ngày sau khi sinh (1 tháng). Đặc biệt, sau khi sinh bé khoảng 3 – 4 ngày, mẹ đã có thể tắm rửa. Thậm chí nếu mẹ sinh con trong ngày hè thì sau khoảng 1 ngày là mẹ đã có thể lau người cho sạch sẽ và thoải mái.

Tuy chế độ kiêng cữ ngày nay đã nhẹ nhàng hơn nhưng vẫn có một vài việc mẹ cần phải tuân thủ như: không được vận động mạnh, làm việc nặng, hạn chế căng thẳng và tránh quan hệ tình dục trong thời gian ở cữ.

Tã sơ sinh Huggies Skin Perrfect
Tã Huggies Skin Perfect với khả năng giảm đến 93% phân lỏng trên da bé (Nguồn: Huggies)

Mẹ sau sinh ở cữ nên ăn gì?

Trong thời gian ở cữ mẹ cần ăn uống đầy đủ để có đủ sữa cho con bú. Khi mẹ ăn khẩu phần ít hơn so với nhu cầu thì một số chất dinh dưỡng trong sữa mẹ sẽ thay đổi, chẳng hạn như tỷ lệ axit béo hoặc một số vi chất dinh dưỡng khác. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của bé sơ sinh. Tuy nhiên, mẹ không cần ăn quá nhiều mà cần phải chú ý ăn đủ chất, đủ lượng, và kết hợp nhiều loại thực phẩm trong chế độ ăn.

Thực đơn ở cữ của mẹ cần phải cân đối các nhóm chất quan trọng như protein, chất béo, tinh bột, chất xơ và các nguyên tố vi lượng. Ngoài ra, mẹ nên kết hợp đa dạng các loại thực phẩm để nâng cao chất lượng khẩu phần ăn.

Các loại thức ăn tốt cho mẹ ở cữ

  • Gạo lứt: Hầu hết các mẹ sau sinh đều muốn giảm cân nhanh bằng cách cắt giảm lượng tinh bột trong khẩu phần. Tuy nhiên, giảm cân quá nhanh sẽ khiến quá trình tiết sữa bị giảm. Thay vì cắt giảm tinh bột, trong giai đoạn này mẹ có thể chuyển sang ăn tinh bột nguyên hạt như gạo nâu và gạo lứt để đảm bảo mức năng lượng cần thiết theo khuyến nghị của bác sĩ. Các loại thực phẩm như gạo lứt có thể cung cấp cho mẹ lượng calo cần thiết để tạo ra sữa chất lượng tốt nhất cho bé và ít gây tăng cân.
  • Ngũ cốc nguyên hạt: Ngũ cốc nguyên hạt sẽ giúp bổ sung các vitamin và chất dinh dưỡng thiết yếu để đáp ứng nhu cầu hàng ngày của mẹ và bé.
  • Bánh mì nguyên cám: Bánh mì nguyên cám cung cấp một lượng lớn axit folic, chất xơ và sắt lành mạnh. Axit folic rất quan trọng trong sự phát triển của bé trong giai đoạn đầu của thai kỳ và còn là một chất dinh dưỡng quan trọng trong sữa mẹ để giúp bé phát triển sức đề kháng tốt.
  • Cá hồi: Cá hồi có chứa hàm lượng DHA rất phong phú và quan trọng cho sự phát triển hệ thần kinh của bé. Hàm lượng DHA trong sữa mẹ không cao, nhưng nếu mẹ ăn cá hồi thì hàm lượng này sẽ tăng lên. Các nghiên cứu còn cho thấy DHA đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện tâm trạng của mẹ, ngăn ngừa trầm cảm sau sinh.
  • Sữa ít béo: Sữa cung cấp một lượng vitamin D giúp tăng cường sức mạnh của xương. Ngoài ra, nó còn cung cấp protein và vitamin B, cùng với nguồn canxi phong phú.
  • Thịt bò nạc: Thịt bò nạc tăng cường năng lượng cho mẹ và cung cấp chất sắt đáp ứng nhu cầu cần thiết.
  • Cây họ đậu: Đậu là loại thực phẩm giàu chất sắt, đặc biệt là những loại có màu sẫm. Đây là nguồn protein thực vật tốt.
  • Quả việt quất: Quả việt quất là loại quả mọng chứa nhiều vitamin và khoáng chất lành mạnh cho bà mẹ sau sinh.
  • Trái cam: Loại thực phẩm tiện lợi và bổ dưỡng. Cam cung cấp lượng vitamin C phong phú đáp ứng nhu cầu đề kháng của cả mẹ và bé.
  • Trứng: Trứng là loại thực phẩm linh hoạt đáp ứng nhu cầu protein hàng ngày. Trứng không chỉ chứa một lượng vitamin và khoáng chất mà còn có hàm lượng choline khá dồi dào.
  • Rau lá xanh: Các loại rau lá xanh như rau bina, củ cải, bông cải xanh có chứa hàm lượng vitamin A cao. Bên cạnh đó, các loại rau lá xanh chứa cả chất chống oxy hóa tốt cho tim và ít calo.
  • Nước: Nước giúp duy trì năng lượng và khả năng sản xuất sữa của mẹ. Mẹ nên uống từ 8 – 10 ly/ngày.

Bên cạnh đó, mẹ nên thêm vào khẩu phần của mình những thực phẩm theo mùa. Mẹ cũng cần chú ý nên chọn những thực phẩm dễ tiêu và sử dụng đồ ăn khi còn nóng ấm.

Các loại thức ăn mẹ ở cữ cần tránh

  • Thực phẩm cay nóng, nhiều gia vị, có mùi: Các thực phẩm này có thể làm ảnh hưởng đến mùi vị sữa mẹ.
  • Thực phẩm có cafein: Uống cafe trong thời gian cho con bú có thể làm bé bị kích thích, mất ngủ.
  • Thực phẩm sống, lên men: Hạn chế ăn thức ăn chua, lạnh, không nên ăn thức ăn lên men như dưa cà muối hay thức ăn để qua đêm.
  • Thức ăn mặn: Không nên ăn thịt kho, cá kho mặn và kiêng ăn canh, ăn rau.
  • Hải sản: Tránh các loại hải sản chứa nhiều thủy ngân như cá kiếm, cá thu, cá ngòi.
  • Thức ăn nhiều dầu mỡ: Khó tiêu hóa, chứa chất béo không tốt.
  • Rượu: Tránh uống rượu bia, không thể uống rượu khi cho con bú.
  • : Chất kích thích trong bơ có thể khiến bé bị khó chịu, khó tiêu hóa.
  • Cải đắng, cải bẹ xanh: Tránh ăn rau cải.
  • Rau muống, gạo nếp, thịt bò, lòng trắng trứng: Tránh nhóm thực phẩm này để tránh gây mủ, sẹo lồi ở vết mổ.

Mẹ chơi với bé sau khi sinh

Chế độ ở cữ khoa học mẹ cần biết

  • Nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt: Mẹ chỉ nên ngồi khi cho bé bú, còn lại hãy cố gắng nằm nghỉ ngơi và đứng lên đi lại nhẹ nhàng.
  • Ngủ đủ giấc: Việc mẹ bầu ngủ đủ giấc là rất quan trọng, giúp cơ thể mẹ lấy lại sức khỏe sau khoảng thời gian mệt mỏi sau sinh, đồng thời thúc đầy quá trình tăng tiết sữa.
  • Tránh xa các thiết bị điện tử: Hạn chế sử dụng điện thoại, máy tính bảng, laptop… nhiều để không ảnh hưởng đến mắt.
  • Có biện pháp ngừa thai phù hợp: Sử dụng các biện pháp tránh thai để tránh mang thai ngoài ý muốn.
  • Chăm sóc vết mổ, tầng sinh môn: Chăm sóc vết thương để tránh viêm nhiễm.
  • Chú ý tư thế ngồi, nằm sau sinh: Không ngồi xổm hoặc nằm ngửa vắt chân.
  • Không nên vận động quá mạnh: Hạn chế những bài tập vận động mạnh.
  • Không sử dụng chất kích thích: Không uống rượu bia hay các đồ uống có cồn.
  • Kiêng quan hệ tình dục sớm: Sau sinh mổ, mẹ cần chờ 4 – 6 tuần để hồi phục.
  • Không sử dụng thuốc bừa bãi: Không tự ý mua thuốc về uống.
  • Hạn chế căng thẳng, mệt mỏi: Hạn chế căng thẳng và tìm những điều tích cực để luôn cảm thấy thoải mái.
  • Tránh những quan niệm sai lầm: Kiêng tắm gội trong một tháng, phòng ngủ che kín gió, nằm than, hơ nóng, kiêng nói chuyện, uống nước tiểu trẻ để kích sữa.
  • Đánh răng và chải đầu: Đánh răng và chải đầu là cần thiết trong quá trình hồi phục sức khỏe.
  • Hạn chế kiêng ăn và kiêng gừng: Không nên kiêng ăn quá mức, kiêng gừng.

Việc kiêng cữ sau sinh thật sự vẫn rất cần thiết để mẹ hồi phục sức khoẻ. Chúng tôi hy vọng bài viết trên đã cung cấp đủ kiến thức để mẹ biết cách kiêng cữ sau khi sinh theo cách khoa học đúng cách. Nếu mẹ còn thắc mắc, hãy ghé Góc chuyên gia để được giải đáp thêm về những vấn đề thường gặp nhé!

Bài viết liên quan