Mẹ bầu bị nổi mề đay khi mang thai: Nguyên nhân và cách chữa hiệu quả

nổi mề đay khi mang thai

Bệnh da đặc hiệu trong thai kỳ gây nổi mề đay nghiêm trọng khi mang thai

Tình trạng nổi các sẩn ngứa hoặc nổi mề đay khi mang thai trên thực tế chưa được phân loại rõ ràng. Tuy nhiên, theo các dữ liệu nghiên cứu đã có thì các sẩn ngứa, mề đay ở mẹ bầu cũng được xem là một bệnh da đặc hiệu gây ngứa phổ biến trong thai kỳ. Tình trạng da này nếu nghiêm trọng ở mẹ bầu được gọi là PUPPP – ngứa sẩn mề đay trong thai kỳ hay phát ban đa dạng (Pruritic urticarial papules and plaques of pregnancy).

Tuy PUPPP không quá phổ biến nhưng tỷ lệ mắc 1/150 phụ nữ mang thai cũng là vấn đề mẹ bầu cần quan tâm. Bệnh có thể được nhận biết bởi các triệu chứng nổi mề đay khi mang thai đặc trưng như xuất hiện các mảng đỏ, sẩn ngứa, mề đay trên da. Đầu tiên là bùng phát ở bụng và xung quanh vùng da bị rạn nếu có, sau đó lan ra đùi, mông, lưng và ít gặp hơn ở cánh tay và mặt.

PUPPP thường xuất hiện vào giai đoạn cuối thai kỳ trong lần mang thai đầu tiên, khiến nhiều mẹ bầu bị nổi mề đay khi mang thai 3 tháng cuối, và ít khi tái phát ở những lần mang thai sau.

Mặc dù không rõ nguyên nhân gây ra PUPPP nhưng vấn đề da liễu này có thể được kiểm soát bằng cách thoa kem làm mềm da hoặc thuốc bôi steroid. Hơn nữa, các nốt mẩn ngứa có thể biến mất hoàn toàn sau khi sinh và không gây ảnh hưởng gì đến em bé.

Bà bầu bị nổi mề đay có sao không?

Thực tế, nếu không thăm khám tại bệnh viện uy tín, bà bầu bị ngứa nổi mề đay thường rất khó xác định nguyên nhân thông qua các biểu hiện thông thường. Có những trường hợp mẹ bầu bị nổi mề đay khi mang thai nhưng không gây ảnh hưởng đến thai phụ và thai nhi.

Bài viết liên quan