Lưu ý: Không uống kẽm và sắt cùng một lúc

Khi cơ thể cần bổ sung kẽm, việc chọn thời điểm uống kẽm quan trọng không kém. Vậy uống kẽm vào lúc nào là tốt nhất? Sáng hay tối? Dưới đây là một số lưu ý quan trọng bạn cần biết khi bổ sung kẽm:

Tránh bổ sung thừa kẽm

Bổ sung quá nhiều kẽm có thể làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể và gây ra những triệu chứng khó chịu. Vì vậy, hãy hạn chế lượng kẽm bổ sung không quá 150mg/ngày.

Kết hợp kẽm với các chất có lợi

Bổ sung kẽm cùng vitamin A, B6, C và photpho sẽ giúp tăng cường khả năng hấp thu kẽm vào cơ thể.

Đừng uống kẽm cùng với canxi, magiê và đồng

Uống kẽm cách xa các thuốc chứa canxi, magiê và đồng khoảng 2 – 3 tiếng, vì những chất này có thể làm giảm sự hấp thu kẽm trong ruột.

Tránh uống kẽm cùng với kháng sinh tetracyclin và ciprofloxacin

Những loại kháng sinh này cũng có thể làm giảm khả năng hấp thu kẽm của cơ thể, vì vậy đừng uống chung chúng với kẽm.

Chọn thời điểm uống kẽm hợp lý

Uống kẽm khi đói có thể gây rối loạn tiêu hóa, vì vậy bạn nên bổ sung kẽm trước khi ăn trưa – ăn tối khoảng 1 tiếng. Đối với những người bị đau dạ dày, nên uống kẽm ngay trong bữa ăn.

Tránh ăn các loại thực phẩm cản trở hấp thu kẽm

Các chất phytates có thể cản trở quá trình hấp thu kẽm vào cơ thể. Hạn chế ăn cám gạo, ngũ cốc, bánh mì từ ngũ cốc nguyên hạt, thực phẩm giàu chất xơ và chứa photpho như sữa và thịt gia cầm gần thời điểm uống kẽm.

Đặt lịch trình sử dụng các loại vi chất hợp lí

Uống sắt trước bữa sáng khoảng 15 – 30 phút khi còn đói. Sau khi ăn sáng khoảng 2 tiếng, bạn có thể uống canxi và magiê. Vào giữa buổi trưa, sau khoảng 1 – 2 tiếng từ bữa ăn, bạn có thể uống kẽm và vitamin C. Nhớ không sử dụng vitamin C sau 17:00, để tránh gây mất ngủ vào ban đêm.

Có thể thấy việc uống sắt và kẽm cùng lúc là một sai lầm mà bạn không nên mắc phải. Nếu bạn không chắc chắn về tương tác giữa các sản phẩm bổ sung, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Bài viết liên quan