Khi mang bầu, chị em cần tuyệt đối tránh xa một số loại thực phẩm để có một thai kỳ khỏe mạnh chờ ngày đón con yêu ra đời. Bài viết này sẽ tổng hợp các loại thực phẩm dễ gây sảy thai hoặc không tốt đối với sự phát triển của em bé, mẹ bầu không nên bỏ qua.
- Liệu mang thai 3 tháng đầu có được ăn dâu tây hay không?
- Những dấu hiệu thai kỳ 1 tháng đầu tiên sớm nhất – Bí quyết chăm sóc sức khỏe của bạn
- Gần Sinh Uống Bò Húc Được Không: Những Rủi Ro Bạn Cần Biết
- Sau sinh ăn tôm có tốt không? Cùng tìm hiểu các lưu ý quan trọng cho mẹ sau sinh khi bổ sung tôm vào thực đơn hàng ngày
- Ai không nên uống nước lá vối? Những lưu ý khi sử dụng
TÓM TẮT
- 1 Dấu hiệu chính của sảy thai
- 2 Mang thai không nên ăn dứa
- 3 Phụ nữ mang thai hạn chế ăn cua
- 4 Phụ nữ mang thai nên ăn ít vừng
- 5 Gan động vật dễ gây sảy thai
- 6 Nha đam có thể gây sảy thai
- 7 Đu đủ xanh – Thực phẩm gây sảy thai nên tránh
- 8 Sữa tươi chưa tiệt trùng
- 9 Bà bầu không nên tiêu thụ nhiều caffeine
- 10 Phụ nữ mang thai tuyệt đối không ăn cá giàu thủy ngân
- 11 Phụ nữ mang thai cần cẩn trọng với các loại thảo mộc
- 12 Đang mang thai không nên ăn nhiều đào
- 13 Thực phẩm chế biến sẵn không thích hợp với bà bầu
- 14 Không nên ăn trứng sống trong thai kỳ
- 15 Rau chưa rửa và rau chưa chín
- 16 Phụ nữ mang thai không nên ăn hải sản sống
- 17 Một số loại gia vị nên tránh hoặc tiêu thụ ít khi mang thai
- 18 Thai phụ tuyệt đối không ăn khoai tây mọc mầm
- 19 Phụ nữ đang mang thai không uống rượu
- 20 Mang thai hạn chế đồ ăn vặt quá nhiều đường
- 21 7 điều cần nhớ để phòng ngừa sảy thai
Dấu hiệu chính của sảy thai
Dấu hiệu chính của sảy thai là chảy máu âm đạo, có thể theo sau là cảm giác co bóp và đau bụng dưới.
Bạn đang xem: Những Loại Thực Phẩm Mẹ Bầu Nên Tránh Khi Mang Thai
Tuy nhiên, chảy máu nhẹ cũng có thể xảy ra trong ba tháng đầu mà không phải do sảy thai. Nếu xuất hiện những bất thường, thai phụ cần được thăm khám ngay.
Mang thai không nên ăn dứa
Dứa chứa bromelain làm mềm cổ tử cung và kích thích cơn co thắt dẫn đến sẩy thai.
Phụ nữ mang thai chỉ nên ăn một lượng dứa vừa phải chẳng hạn vài lát mỗi tuần. Nếu tiêu thụ với số lượng lớn (7 đến 10 quả) có thể gây chảy máu.
Hình ảnh minh họa: Dứa
Phụ nữ mang thai hạn chế ăn cua
Mặc dù cua là một nguồn canxi phong phú nhưng chúng cũng chứa hàm lượng cholesterol cao có thể gây co bóp tử cung dẫn đến chảy máu trong và sảy thai.
Do đó, đang mang thai chỉ nên ăn cua rất hạn chế, nhất là trong 3 tháng đầu.
Phụ nữ mang thai nên ăn ít vừng
Hạt vừng hay hạt mè chỉ nên ăn với số lượng ít và nhất là không ăn cùng với mật ong sẽ có hại cho sự phát triển của thai nhi trong thời kỳ đầu mang thai.
Gan động vật dễ gây sảy thai
Chỉ nên ăn gan động vật khoảng hai lần một tháng.
Nếu phụ nữ mang thai tiêu thụ với số lượng lớn nó sẽ thúc đẩy sự tích lũy dần dần retinol có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của em bé.
Nha đam có thể gây sảy thai
Nha đam được biết đến với nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng lại không có lợi với bà bầu.
Nha đam chứa anthraquinone – một loại chất nhuận tràng gây ra các cơn co thắt tử cung và chảy máu vùng chậu dẫn đến sảy thai.
Hình ảnh minh họa: Nha đam
Đu đủ xanh – Thực phẩm gây sảy thai nên tránh
Đu đủ xanh có các thành phần hoạt động như thuốc nhuận tràng và gây co bóp tự cung. Nếu lỡ ăn phải hạt đu đủ cũng giàu enzyme gây co bóp tử cung dẫn đến sảy thai.
Hình ảnh minh họa: Đu đủ xanh
Sữa tươi chưa tiệt trùng
Sữa tươi chưa tiệt trùng hay các loại pho mát có vi khuẩn mang bệnh như Listeria monocytogenes có thể gây hại cho thai. Tiêu thụ các sản phẩm sữa như vậy có thể dẫn đến các biến chứng thai kỳ.
Hình ảnh minh họa: Sữa tươi chưa tiệt trùng
Bà bầu không nên tiêu thụ nhiều caffeine
Theo nghiên cứu, caffeine khi được tiêu thụ ở mức độ ít thì khá an toàn khi mang thai.
Tuy nhiên, bởi vì caffein là đồ uống yêu thích của nhiều phụ nữ, nó làm giảm cảm giác khó chịu trong thai kỳ nên nhiều phụ nữ tiêu thụ khá nhiều dễ dẫn đến sảy thai hoặc em bé thiếu cân.
Hơn nữa, caffeine có tác dụng lợi tiểu nhẹ nên có thể sẽ khiến mẹ bầu đi tiểu nhiều hơn. Caffeine không chỉ có trong cà phê mà còn trong trà, socola và một số đồ uống năng lượng khác.
Hình ảnh minh họa: Caffeine
Phụ nữ mang thai tuyệt đối không ăn cá giàu thủy ngân
Bà bầu nên thận trọng khi ăn cá.
Nên tuyệt đối tránh các giống có hàm lượng thủy ngân cao như:
- Cá mập
- Cá kiếm
- Vua cá thu
- Cá ngừ (đặc biệt là cá ngừ albacore)
Thủy ngân là một chất độc hại cao. Nếu mẹ hấp thụ lượng thủy ngân quá mức có thể ảnh hưởng xấu đến não bộ và hệ thần kinh đang phát triển của em bé.
Tiêu thụ cá ít thủy ngân khi bạn có thai kỳ khỏe mạnh với khẩu phần ăn tối đa 2 lần mỗi tuần. Trong cá có nhiều axit béo omega-3, rất quan trọng cho em bé.
Hình ảnh minh họa: Cá giàu thủy ngân
Phụ nữ mang thai cần cẩn trọng với các loại thảo mộc
Xem thêm : Sau sinh ăn xôi gấc được không? Sinh thường, sinh mổ cần chú ý gì?
Hầu hết các chuyên gia khuyên không nên dùng thảo mộc trong khi mang thai vì chúng có chứa steroid có thể ảnh hưởng xấu đến sự tăng trưởng của em bé trong thai kỳ.
Ngoài ra, rất nhiều loại thảo dược chưa được nghiên cứu đầy đủ về thành phần dược chất có thể gây hại đến sự phát triển của em bé.
Hình ảnh minh họa: Thảo mộc
Đang mang thai không nên ăn nhiều đào
Quả đào có thể tạo ra nhiệt quá mức trong cơ thể và dẫn đến chảy máu bên trong nếu ăn với số lượng lớn.
Phụ nữ mang thai chỉ nên ăn vài quả đào mỗi tuần và cần gọt vỏ kỹ trước khi ăn.
Hình ảnh minh họa: Đào
Thực phẩm chế biến sẵn không thích hợp với bà bầu
Các loại thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, thịt nhồi, pate, thịt băm, salami, thịt nguội và dăm bông không an toàn khi mang thai do chúng chứa các vi khuẩn như Toxoplasma gondii, listeria hoặc salmonella, có thể gây ngộ độc thực phẩm.
Phụ nữ mang thai nên đặc biệt tránh ăn thịt chưa nấu chín hoặc thịt sống chẳng hạn thịt chua, nem chua vì vi khuẩn có mặt có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng như sảy thai, sinh non hoặc thai chết lưu.
Hình ảnh minh họa: Thực phẩm chế biến sẵn
Không nên ăn trứng sống trong thai kỳ
Trong trứng sống có thể bị nhiễm vi khuẩn Salmonella.
Các triệu chứng nhiễm khuẩn Salmonella: sốt, buồn nôn, nôn, co thắt dạ dày và tiêu chảy. Trong một số ít trường hợp, nhiễm trùng có thể gây ra co bóp tử cung dẫn đến sinh non hoặc thai chết lưu.
Thực phẩm thường chứa trứng sống bao gồm:
- Trứng chiên nhẹ
- Trứng chần
- Sốt trứng
- Salad
- Kem
- Bánh kem
Bà bầu nên nấu trứng kỹ hoặc sử dụng trứng đã tiệt trùng.
Hình ảnh minh họa: Trứng sống
Rau chưa rửa và rau chưa chín
Rau lá xanh có lợi cho bà bầu. Nhưng rau sống hoặc chưa nấu chín có toxoplasma gondii – một loại ký sinh trùng phổ biến gây ra bệnh toxoplasmosis hoặc một số vi khuẩn và ký sinh trùng gây ngộ độc như E.coli, Salmonella và Listeria.
Phụ nữ mang thai bị nhiễm bệnh có thể truyền cho con. Chúng có thể gây ra các biến chứng cho em bé như mù lòa hoặc thiểu năng trí tuệ. Một tỷ lệ nhỏ trẻ sơ sinh nhiễm bệnh bị tổn thương nghiêm trọng về mắt hoặc não khi sinh.
Do đó, bắt buộc phải rửa rau trong nước sạch, sau đó ngâm rau với nước muối và nấu chín trước khi ăn.
Hình ảnh minh họa: Rau chưa chín
Phụ nữ mang thai không nên ăn hải sản sống
Hải sản sống có mặt trong rất nhiều món chẳng hạn như sushi mà nhiều người yêu thích.
Nhưng bà bầu nên biết, hầu hết các loại hải sản có vỏ như sò, ngao, tôm có thể bị ô nhiễm với listeria có thể dẫn đến các vấn đề mang thai như sinh non hoặc sảy thai.
Vì vậy, chỉ nên ăn hải sản đã nấu chín.
Hình ảnh minh họa: Hải sản sống
Một số loại gia vị nên tránh hoặc tiêu thụ ít khi mang thai
Cỏ cà ri, Ferula assa-foetida, tỏi, bạch chỉ, bạc hà hay gia vị quá cay tốt nhất nên tránh khi mang thai. Những gia vị này có thể kích thích tử cung dẫn đến co thắt, sinh non và sảy thai. Chúng cũng có thể gây loãng máu và chảy máu khi mang thai.
Thai phụ tuyệt đối không ăn khoai tây mọc mầm
Khi khoai tây không được sử dụng quá lâu, chúng sẽ phát triển những mầm xanh nhỏ. Sử dụng khoai tây mọc mầm có hại cho tất cả mọi người đặc biệt là phụ nữ đang mang thai. Khoai tây mọc mầm chứa solanine có thể cản trở sự phát triển của thai nhi.
Hình ảnh minh họa: Khoai tây mọc mầm
Phụ nữ đang mang thai không uống rượu
Rượu tác động tiêu cực đến sự phát triển não bộ của thai nhi đồng thời làm tăng khả năng sảy thai và thai chết lưu.
Ngay cả một lượng nhỏ cũng có thể dẫn đến việc em bé sinh ra bị dị tật khuôn mặt, dị tật tim và thiểu năng trí tuệ.
Mang thai hạn chế đồ ăn vặt quá nhiều đường
Trong các loại đồ ăn vặt chiên, bánh kẹo chứa nhiều đường, chất béo có hại và ít dinh dưỡng có thể gây bệnh tiểu đường thai kỳ, tăng cân và bệnh tim đồng thời làm thai nhi thừa cân.
7 điều cần nhớ để phòng ngừa sảy thai
Xem thêm : Thai 32 tuần nặng bao nhiêu? Những điều mẹ bầu cần lưu ý ở giai đoạn này
1. Rửa tay
Có một số bệnh nhiễm trùng có thể gây sảy thai, thai chết lưu hoặc tử vong trẻ sơ sinh. Cách dễ nhất để tránh mắc phải bất kỳ bệnh nhiễm trùng do virus hoặc vi khuẩn nào là thực hành vệ sinh tay tốt và khoảng cách xã hội với người bệnh.
Rửa tay trong ít nhất 20 giây bằng xà phòng và nước sạch. Luôn luôn rửa tay khi:
- Trước và sau khi ăn
- Sau khi sử dụng nhà vệ sinh
- Khi bạn ở gần bất cứ ai bị bệnh
- Sau khi chạm vào những thứ có nguy cơ lây nhiễm bệnh như tiền, tay nắm cửa hoặc giỏ hàng
2. Từ bỏ hút thuốc lá và tránh xa khói thuốc
Hút thuốc là một nguy cơ lớn đối với sức khỏe. Nó làm tăng nguy cơ mắc nhiều loại ung thư, bệnh phổi, bệnh tim, huyết áp cao và đột quỵ. Phụ nữ đang mang thai hút thuốc hoặc tiếp xúc với khói thuốc lá có nguy cơ bị sẩy thai, thai chết lưu, sinh non hoặc sinh con nhẹ cân.
Trẻ sinh ra từ những phụ nữ hút thuốc và tiếp xúc với khói thuốc lá có nguy cơ mắc hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh cao hơn.
Hình ảnh minh họa: Hút thuốc lá
3. An toàn thực phẩm và nguyên tắc ăn uống
Nguyên tắc ăn uống trong thai kỳ đó là: Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng.
Mẹ bầu cần bổ sung tất cả các nhóm thực phẩm với đầy đủ vitamin, khoáng chất và dinh dưỡng cần thiết để mẹ khỏe, bé phát triển tốt. Tuy nhiên, cần tránh những thực phẩm được khuyến cáo để loại bỏ những nguy cơ có hại cho thai nhi và mẹ.
An toàn thực phẩm:
- Rửa tay trước và sau khi xử lý thực phẩm
- Nấu thịt, cá và trứng đến nhiệt độ khuyến nghị
- Làm lạnh thức ăn thừa kịp thời
- Sử dụng hoặc đông lạnh thịt và cá trong vòng một đến hai ngày kể từ ngày mua
- Rửa kỹ sản phẩm tươi
4. Tiêm phòng trước khi mang thai
Tiêm phòng trước khi mang thai giúp phụ nữ khỏe mạnh hơn trong thai kỳ, tránh mắc các bệnh có nguy cơ cao đối với thai nhi và gây sảy thai, sinh non hoặc thai lưu.
5. Kiểm tra sức khỏe trước khi mang thai và định kỳ trong khi mang thai
Chuẩn bị một nền tảng sức khỏe tốt và kiểm tra sức khỏe định kỳ trong khi mang thai giúp thai phụ có một thai kỳ khỏe mạnh, phòng ngừa các nguy cơ cho em bé.
6. Cẩn trọng khi uống thuốc
Hãy bắt đầu uống vitamin trước khi mang thai và trong thai kỳ.
Bất kỳ loại thuốc điều trị nào cũng cần được tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng nếu bạn đang trong thai kỳ để tránh các nguy cơ có thể xảy ra cho em bé.
Hình ảnh minh họa: Thuốc
7. Quan hệ tình dục an toàn
Không nên quan hệ tình dục trong thời điểm bạn mới đậu thai, với những người có thể chất yếu, dễ sảy thai, tiền sử sinh non. Đặc biệt, quan hệ tình dục trong thai kỳ cần sử dụng bao cao su để tránh lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể làm tăng nguy cơ xấu đối với em bé.
Trên đây là tổng hợp những loại thực phẩm gây sảy thai mẹ bầu cần biết. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay nhu cầu sử dụng dịch vụ thai sản trọn gói tại Bệnh viện Hồng Ngọc, quý khách vui lòng liên hệ theo Hotline 024 7300 8866 ext 0 (Số 8 Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) / 024 3927 5568 ext 0 (Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội) hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.
Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: Facebook
Nguồn: https://muabimchocon.com
Danh mục: Tư Vấn