Có bầu không nên ăn gì? 10+ loại thực phẩm mẹ bầu nên kiêng kị

Không chỉ cần bổ sung đầy đủ các dưỡng chất trong quá trình mang thai, các bà bầu còn phải đặc biệt lưu ý tới việc hạn chế một số loại thực phẩm. Vậy, có bầu không nên ăn gì? Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây.

Có bầu không nên ăn gì?

Cá biển có chứa hàm lượng thủy ngân cao

Protein có trong hải sản, đặc biệt là axit béo omega-3 có trong cá, rất tốt cho sự phát triển của mắt và não bộ của bé. Tuy nhiên, hàm lượng thủy ngân trong cá có thể gây tác động xấu tới hệ thần kinh của thai nhi, đặc biệt là trong tháng thứ 3-4 của thai kỳ. Do đó, các bà bầu nên hạn chế ăn một số loại cá có nồng độ thủy ngân cao như cá kiếm, cá chẽm, đuối, cá mập, cá ngừ…

height="Trong giai đoạn mang thai nên hạn chế ăn cá biển

Đồ sống hoặc thức ăn chưa nấu chín

Thức ăn sống hoặc chưa chế biến không nên xuất hiện trong thực đơn của các bà bầu. Việc ăn những loại thực phẩm sống, tái có thể gây nhiễm khuẩn coliform, salmonella và bệnh toxoplasmosis, tăng nguy cơ tổn thương não bộ hoặc mù lòa cho bé trong bụng mẹ.

Đồ ăn chế biến sẵn, thịt nguội

Những loại thực phẩm chế biến sẵn, thịt nguội và đồ ăn nhanh có thể giảm thời gian nấu nướng nhưng lại không nên được tiêu thụ trong thai kỳ. Vi khuẩn listeria trong thịt nguội có thể gây sảy thai. Vì vậy, mẹ bầu nên hạn chế ăn những món này.

height="Đồ ăn chế biến sẵn thường không tốt cho bà bầu

Trứng sống

Trứng sống và chưa được nấu chín có thể gây nhiễm các vi khuẩn như Salmonella, gây ngộ độc thực phẩm. Khi mang thai, hệ thống miễn dịch của các bà bầu suy giảm tạm thời, làm cho phụ nữ mang thai dễ mắc các bệnh liên quan đến thực phẩm. Ngoài ra, vi khuẩn Salmonella còn có thể gây nôn mửa, tiêu chảy, sốt cao và mất nước. Trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến sảy thai hoặc sinh non.

Nội tạng động vật

Một số loại thịt và nội tạng từ động vật như tim, lòng, gan, dạ dày chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin B12, vitamin A, sắt và đồng. Tuy nhiên, việc sử dụng quá nhiều nội tạng có thể gây ngộ độc Vitamin A và đồng, gây dị tật bẩm sinh hoặc nhiễm độc gan cho thai nhi. Do đó, bà bầu nên ăn nội tạng tối đa 1 lần/tuần.

Đồ ăn nêm nếm quá mặn

Sự thay đổi mạnh mẽ của hormone trong 3 tháng đầu thai kỳ khiến cho các bà bầu cảm thấy nhạt miệng, thích ăn muối nhiều hơn. Tuy nhiên, việc ăn quá mặn có thể làm tăng nguy cơ cao huyết áp, phù nề, tiền sản giật và các vấn đề khác.

Thức ăn nhiều dầu mỡ

Thực phẩm nhiều dầu mỡ như đồ chiên, nướng, thịt mỡ không nên nằm trong thực đơn của bà bầu. Chúng có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe mẹ và bé và tác động tiêu cực tới tuyến vú.

height="Thức ăn nhiều dầu mỡ cũng nên hạn chế

Rau củ quả muối chua

Rau củ quả muối chua, sau khi qua chế biến và lên men, sẽ có vị đắng và sản sinh chất nitrate không tốt cho sức khỏe của bà bầu trong thai kỳ.

Các loại củ mọc mầm xanh

Các loại củ mọc mầm, đặc biệt là củ khoai tây, chứa độc tố solanine, có thể gây rối loạn tiêu hóa, hệ thần kinh và tăng nguy cơ dị tật ở trẻ nhỏ.

Trái cây dễ làm co thắt tử cung

Đu đủ xanh là một trong 7 loại trái cây bà bầu không nên ăn. Loại quả này có chứa enzyme gây co thắt tử cung, gây sảy thai. Nguy cơ sinh non cũng cao khi ăn quả dứa vì nó chứa bromelain, có thể kích thích tử cung liên tục.

height="Đu đủ xanh là một trong số những loại trái cây bà bầu không nên ăn

Sữa và chế phẩm từ sữa không tiệt trùng

Sữa là một nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho bà bầu. Tuy nhiên, sử dụng sữa và các chế phẩm từ sữa không tiệt trùng sẽ là môi trường phát triển cho vi khuẩn Listeria, có thể gây sảy thai.

Một số nguyên tắc dinh dưỡng dành cho bà bầu

  • Ăn chín uống sôi.
  • Chia nhỏ bữa ăn để giảm tình trạng ốm nghén và khó tiêu. Ưu tiên thực phẩm dễ tiêu, giàu dưỡng chất và ít calo.
  • Chú trọng 4 nhóm chất chính: Chất đạm, chất bột đường, chất béo, chất xơ, vitamin và khoáng chất.
  • Hạn chế sử dụng đồ uống không lành mạnh.
  • Bổ sung đủ nước, ít nhất 2 lít nước mỗi ngày.
  • Tìm hiểu chế độ dinh dưỡng từ các chuyên gia y tế để đảm bảo sức khỏe.

height="Mẹ bầu cần chú ý chế độ dinh dưỡng

Trên đây là tất cả những thông tin liên quan để trả lời cho câu hỏi “Có bầu không nên ăn gì?” Các bà bầu không chỉ cần lưu ý những điều trên mà còn cần cân nhắc về cách cân bằng ăn uống và nghỉ ngơi để đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh cho cả mẹ và bé trong suốt quá trình mang thai.

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với bác sĩ, dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.

Xem thêm:

Bài viết liên quan