Sữa công thức là lựa chọn hàng đầu để thay thế sữa mẹ trong trường hợp mẹ không đủ sữa cho trẻ bú. Tuy nhiên, để sữa công thức phát huy hết tác dụng, mẹ cần biết pha sữa đúng cách. Một trong số những vấn đề khiến nhiều mẹ băn khoăn là pha sữa công thức cho nước trước hay sữa trước. Bài viết này sẽ giúp mẹ giải đáp thắc mắc và pha sữa đúng chuẩn.
- Sản phụ đẻ mổ cần kiêng những gì? Những lưu ý sau đẻ mổ
- Sau khi nặn mụn không nên ăn gì và nên ăn gì cho da sáng mịn
- Mang thai 3 tháng đầu có nên đi xe máy không – 10 điều nhất định phải biết
- Có nên dùng nôi cho em bé? Cách chọn nôi cho trẻ sơ sinh
- Dứa: Trái cây nhiệt đới giàu chất dinh dưỡng và tác động đến sức khỏe
TÓM TẮT
Pha sữa công thức cho nước trước hay sữa trước?
Cách pha sữa công thức nhìn có vẻ đơn giản nhưng nếu không pha đúng cách, sữa có thể bị vón cục hoặc hàm lượng dinh dưỡng không phù hợp với độ tuổi của trẻ. Để có những ly sữa thơm ngon, bổ dưỡng và để trẻ hợp tác trong việc bú sữa công thức, mẹ cần nắm được quy trình pha sữa.
Bạn đang xem: Nên pha sữa công thức cho nước trước hay sữa trước?
Vậy pha sữa công thức cho nước trước hay sữa trước? Theo hướng dẫn của tất cả các hãng sữa công thức trên thị trường hiện nay, khi pha sữa, mẹ cần cho nước trước. Sau khi điều chỉnh được lượng nước và nhiệt độ nước phù hợp mẹ mới cho sữa vào và hòa tan. Lý do như sau:
Nếu cho sữa vào trước, đổ nước vào sau, mẹ sẽ khó định lượng được lượng nước phù hợp. Các hãng sữa công thức đều sẽ có hướng dẫn cách pha riêng với lượng nước nhất định pha với số thìa sữa bột nhất định. Cho sữa bột vào ly trước, bạn sẽ rất khó căn chỉnh lượng nước chính xác, dễ pha sữa công thức sai tỉ lệ. Nếu lượng nước ít, sữa quá đặc sẽ dễ khiến trẻ bị tiêu hóa. Nếu lượng nước quá nhiều, sữa sẽ nhạt, trẻ không chịu uống.
Cho sữa trước khi cho nước sẽ khiến sữa bị vón cục và khó căn chỉnh lượng nước
Ngoài ra, nếu sau khi cho sữa vào trước, cho nước vào sau, bạn phát hiện nhiệt độ nước không phù hợp cũng rất khó điều chỉnh. Mỗi loại sữa công thức cần pha với nhiệt độ thích hợp. Nếu pha nước quá nóng, lợi khuẩn có trong sữa sẽ không còn tác dụng. Nếu pha nước quá nguội, một số thành phần trong sữa sẽ khó được hòa tan, ảnh hưởng đến tiêu hóa và hấp thụ dưỡng chất.
Theo các mẹ bỉm giàu kinh nghiệm, cho bột vào trước, cho nước vào sau sẽ dễ gây tình trạng sữa vón cục. Khi trẻ bú sẽ cảm thấy lợn cợn khó nuốt. Ngoài ra, sữa vón cục dễ làm tắc bình khiến trẻ cáu gắt khi bú hoặc dòng sữa chảy không đều dễ khiến trẻ bị sặc.
Hướng dẫn cách chuẩn bị nước để pha sữa
Xem thêm : Ăn gạo lứt sấy rong biển có giảm cân không? Cách làm gạo lứt sấy rong biển
Nước để pha sữa cần đảm bảo 3 tiêu chí: Loại nước, lượng nước phù hợp và nhiệt độ nước phù hợp.
Về nhiệt độ nước pha sữa
Trong công thức của mỗi loại sữa sẽ có những thành phần khác nhau. Trong đó có những thành phần “nhạy cảm” với nhiệt độ và sẽ không còn tác dụng nếu gặp nhiệt độ cao như lợi khuẩn probiotic. Ngược lại, có những thành phần cần pha ở nhiệt độ cao hơn nhiệt độ cơ thể mới có thể hòa tan.
Để biết loại sữa mẹ chọn phù hợp với nhiệt độ nào, mẹ cần xem kỹ hướng dẫn sử dụng. Thực tế, có loại sữa bột có thể pha sữa bằng nước nguội. Có loại sữa pha với nước có nhiệt độ bằng nhiệt độ cơ thể. Có loại sữa lại cần pha trong nước ấm già khoảng 50 độ C.
Muốn biết nhiệt độ nước đã phù hợp chưa, cẩn thận nhất là mẹ có thể dùng loại nhiệt kế đo nhiệt độ nước pha sữa. Nếu sử dụng máy pha sữa, mẹ cần chọn loại sữa phù hợp với các mức nhiệt độ của máy. Thông thường, máy pha sữa có thể pha với các mức nhiệt 30°C, 37°C, 41~ 43°C. Hoặc ngược lại, khi đã chọn được loại sữa phù hợp, mẹ nên chọn máy có khả năng pha sữa ở mức nhiệt phù hợp với loại sữa đã chọn.
Pha sữa công thức cho nước trước hay sữa trước đến đây bạn đã biết rồi chứ?
Về loại nước dùng để pha sữa
Pha sữa công thức cho nước trước hay sữa trước bạn đã biết. Vậy bạn đã biết nên dùng nước gì để pha sữa chưa? Các bậc cha mẹ lưu ý, nên dùng các nguồn nước đã được lọc sạch, không nhiễm khuẩn, đun sôi để diệt khuẩn trước khi pha sữa. Cũng không nên dùng nước khoáng để pha sữa cho bé.
Trong nước khoáng có nhiều thành phần vi chất có thể làm sai lệch tỷ lệ các chất dinh dưỡng có trong sữa. Ngoài ra, thành phần khoáng chất trong nước khoáng có thể phản ứng với thành phần nào đó trong sữa, làm giảm tác dụng của sữa hoặc gây tình trạng khó tiêu hóa cho bé. Hệ tiêu hóa và tiết niệu của trẻ chưa phát triển hoàn thiện như người trưởng thành. Nếu dùng nước khoáng pha sữa cũng có thể khiến trẻ có nguy cơ mắc sỏi thận sau này.
Về lượng nước dùng để pha sữa
Xem thêm : Sau sinh, nên ăn gì? Các thực phẩm dành cho mẹ bầu ở cử
Các hãng sữa đều có hướng dẫn cụ thể về tỷ lệ pha sữa. Mẹ cần pha chuẩn theo hướng dẫn thay vì tự ý pha đặc hơn hoặc loãng hơn. Không ít bậc cha mẹ đang hiểu lầm rằng pha sữa đặc hơn hướng dẫn sẽ giúp bé hấp thụ được nhiều dưỡng chất hơn. Hành động tưởng như vô hại này lại có thể tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa còn non nớt của bé, khiến bé dễ bị táo bón.
Các nguyên tắc khác khi pha sữa công thức cho trẻ
Ngoài những lưu ý về cách dùng nước pha sữa cho trẻ, cha mẹ cũng cần lưu ý một số vấn đề sau khi pha sữa cho bé:
Một số cha mẹ nghĩ rằng dùng nước trái cây pha sữa sẽ tạo hương vị mới lạ, hấp dẫn trẻ và cũng là cách bổ sung chất xơ, vitamin cho trẻ. Nhưng đây là một hiểu lầm khá tai hại. Trong nước trái cây thường có tính acid tự nhiên, dễ làm kết tủa một số thành phần trong sữa. Nước trái cây cũng giàu chất xơ hòa tan trong khi sữa công thức cũng đã có hàm lượng chất xơ phù hợp. Pha sữa bằng nước trái cây dễ khiến trẻ bị tiêu chảy. Hàm lượng đường trong nước trái cây khi kết hợp với sữa công thức cũng khiến thức uống cho trẻ quá ngọt, dễ gây thừa cân, béo phì.
Chỉ dùng nước lọc đun sôi để nguội đến nhiệt độ phù hợp, không dùng nước khoáng pha sữa cho trẻ
Ngoài tìm hiểu pha sữa công thức cho nước trước hay sữa trước, mẹ cũng cần biết pha bao nhiêu sữa cho trẻ là đủ. Cho trẻ uống sữa công thức theo nhu cầu để không làm bé no quá hoặc đói quá. Trẻ nên uống bao nhiêu sữa mỗi ngày? Trẻ sơ sinh dưới 4 tháng tuổi nên bú sữa công thức 3 – 4 giờ một lần.
Lượng sữa trẻ cần bú mỗi lần được tính bằng công thức:
- Lượng sữa = Cân nặng x 100 x 1,5 hoặc cân nặng x 100 x 1,8.
- Trẻ 6 – 12 tháng có nhu cầu uống 800 – 960 ml sữa/ngày.
- Trẻ 12 – 24 tháng có nhu cầu uống 600 – 700 ml sữa/ngày.
- Trên 2 tuổi trẻ chỉ cần 300 – 500 ml sữa/ngày.
Qua bài viết trên đây, mẹ đã biết pha sữa công thức cho nước trước hay sữa trước rồi chứ? Mong rằng những thông tin này sẽ giúp mẹ tự tin hơn trên hành trình nuôi con của mình.
Nguồn: https://muabimchocon.com
Danh mục: Tư Vấn