SẢU LẦN SINH MỔ ĐẦU TIÊN CÓ THỂ SINH THƯỜNG Ở LẦN 2 ĐƯỢC KHÔNG?

Chào bạn Quỳnh! Đơn vị chuyên môn của Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc xin trả lời câu hỏi: “Sau lần sinh mổ đầu tiên có thể sinh thường ở lần 2 được không?”. Tuy nhiên, để xác định được khả năng sinh thường ở lần thứ 2, cần phải xem xét một số yếu tố quan trọng sau đây:

Yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh thường ở lần 2

  • Tình trạng sức khỏe của mẹ: Bao gồm tình trạng vết mổ và thời gian hồi phục của tử cung.
  • Tình trạng sức khỏe của thai nhi: Bao gồm cân nặng, lưỡng đỉnh, ngôi thai, nước ối, bánh rau…

Thông thường, sau khi sinh mổ lần 1, các bác sĩ thường khuyên mẹ nên tiếp tục sinh mổ ở lần 2 để đảm bảo an toàn và giảm thiểu rủi ro. Việc chuyển dạ sinh thường có thể gây nguy hiểm do vết sẹo cũ không chịu được áp lực gây co thắt mạnh.

Tuy nhiên, mẹ bầu hoàn toàn có thể sinh thường sau sinh mổ nếu đáp ứng các yêu cầu sau:

  • Vết mổ đẻ cũ đã lành hoàn toàn: Không còn đau hay căng ở vết mổ.
  • Mang thai đơn, thai ngôi thuận và thai không quá to.
  • Vết sẹo mổ trên tử cung là vết rạch ngang: Vết rạch dọc có nguy cơ bục vết mổ khi chuyển dạ.
  • Mẹ bầu không có vết mổ nào khác trên tử cung.
  • Sức khỏe sản phụ hồi phục hoàn toàn và không có bất thường ở khung chậu.
  • Tham gia lớp tiền sản và được trang bị kiến thức hít thở, rặn đẻ, sinh thường.
  • Lần sinh mổ trước cách lần mang thai sau tối thiểu 18 tháng.
  • Sinh nở tại bệnh viện có đầy đủ trang thiết bị hiện đại và đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm để xử lý các tình huống bất thường.

Lựa chọn thời điểm sinh mổ lần 2 an toàn

Để đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi, mẹ bầu nên đợi cho đến khi vết mổ hồi phục hoàn toàn trước khi sinh mổ lần 2. Thời điểm an toàn nhất để sinh mổ lần 2 là cách thời gian sinh mổ lần đầu khoảng 24 tháng. Lúc này, vết mổ đã lành lại hoàn toàn và đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi.

Mẹ cũng cần lưu ý không nên sinh bé thứ 2 trong khoảng thời gian từ 6-18 tháng sau sinh mổ lần 1. Khi khoảng cách giữa 2 lần sinh mổ càng ngắn, khả năng vết mổ bị bục, rách càng tăng cao. Đồng thời, thời gian sinh mổ gần nhau cũng tăng nguy cơ cho mẹ và thai nhi gặp phải các biến chứng trong thai kỳ.

Sinh mổ lần 2 có đau không?

Cảm giác đau khi sinh mổ lần 2 phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Khi sinh mổ, mẹ sẽ được gây tê tủy sống để mất cảm giác từ ngực trở xuống, nhưng vẫn tỉnh táo để đón con chào đời. Tuy nhiên, thuốc gây tê chỉ có tác dụng trong vài giờ.

Sau khi thuốc tê hết tác dụng, mỗi mẹ sẽ có cảm giác đau không giống nhau. Nếu cảm thấy khó chịu, đau nhức quá mức, mẹ có thể yêu cầu được kê thuốc giảm đau. Tốt nhất, mẹ nên giữ tâm lý thoải mái để việc sinh mổ lần thứ 2 trở nên nhẹ nhàng hơn.

Những bất thường cần lưu ý cho sản phụ sinh mổ lần 2 nhập viện

Để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi, mẹ bầu sinh mổ lần 2 nên nhập viện ngay khi xuất hiện những triệu chứng bất thường sau:

  • Âm đạo ra nhiều máu: Trong 3 tháng đầu thai kỳ, nếu có ra máu âm đạo, mẹ có thể đang có dấu hiệu sảy thai. Trong 3 tháng cuối thai kỳ, ra máu âm đạo một cách bất thường có thể là dấu hiệu về rau hoặc sắp sinh non. Lượng máu âm đạo càng nhiều, tỷ lệ nguy hiểm càng cao, nên mẹ cần tới viện để được khám và điều trị kịp thời.
  • Âm đạo ra nhiều nước ối: Nếu dịch âm đạo của mẹ ra liên tục, nhiều hơn mức bình thường, có thể là dấu hiệu của hiện tượng rỉ ối. Điều này đồng nghĩa với việc mẹ có nguy cơ sinh non và vỡ ối sớm.
  • Vùng tử cung và bụng dưới đau bất thường: Khi gần đến ngày sinh, mẹ bầu thường cảm nhận được các cơn co tử cung. Tuy nhiên, nếu những cơn đau trở nên dữ dội hơn, có chu kỳ nhất định, đau từ phần lưng sang phần trước bụng và không giảm khi mẹ di chuyển hoặc nghỉ ngơi, mẹ nên tới viện ngay để dự phòng sinh sớm.
  • Thai nhi có dấu hiệu cử động bất thường: Khi mẹ cảm nhận được những cử động của thai nhi như xoay trở mình, tay chân hay toàn thân, thì đây là dấu hiệu phát triển bình thường của thai nhi. Nếu cử động giảm trong 3 tháng cuối thai kỳ và dưới 10 lần trong 2 tiếng, thì mẹ nên tới bệnh viện để theo dõi ngay.
  • Một số những bất thường khác ở thai phụ: Mẹ nên tới viện ngay nếu xuất hiện bất thường như ngất xỉu, khó thở, đau đầu dữ dội, đau ngực, nôn mửa, rối loạn thị giác, co giật.

Chờ chuyển dạ ở sinh mổ lần 2 có cần thiết?

Quyết định chờ chuyển dạ hay sinh mổ lần 2 phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ dày mỏng của thành tử cung, tình hình vết mổ cũ… Để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé, mẹ bầu nên chú ý những điều sau:

  • Nghe theo sự chỉ dẫn của bác sĩ để quyết định có chờ chuyển dạ hay không.
  • Sinh mổ lần 2 sẽ được chỉ định khi phát hiện những dấu hiệu bất thường để tránh các biến chứng nguy hiểm khi chuyển dạ.

Các trường hợp mẹ sẽ được bác sĩ chỉ định sinh mổ lần 2 bao gồm: mẹ có khung chậu hẹp, vết mổ tử cung là đường dọc, khoảng cách giữa 2 lần mang thai quá ngắn, thai nhi ngôi trực tiếp trên vết sẹo mổ tử cung.

Thời điểm phù hợp cho sinh mổ lần 2

Thông thường, thời điểm sinh mổ lần 2 của mẹ sẽ được bác sĩ chỉ định tùy thuộc vào tình hình sức khỏe của mẹ và thai nhi, quá trình mang thai, thông tin về lần sinh mổ đầu tiên, độ dày mỏng của thành tử cung, nhịp tim thai, số đo cân nặng và chiều dài thân của thai nhi, và hiện trạng vết mổ cũ của mẹ.

  • Nếu sức khỏe mẹ tốt và thai nhi khỏe, sinh mổ từ tuần 39 trở đi để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho em bé, tránh sinh non và bé có đủ lớp mỡ dưới da để duy trì thân nhiệt ổn định.
  • Nếu tiền sử sức khỏe mẹ không tốt, mẹ bị thai lưu, thai ngoài tử cung,… nên sinh mổ vào tuần thứ 38.
  • Trong trường hợp mẹ hoặc thai nhi gặp bất thường nguy hiểm như xuất huyết, nôn mửa, cử động giảm, nên sinh mổ cấp cứu ngay.

Chuẩn bị cho sinh mổ thứ 2

Nếu khoảng cách giữa 2 lần mang thai ít hơn 2 năm, mẹ nên tới Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc để được bác sĩ khám và xác định sức khỏe có đủ điều kiện mang thai lần 2 hay không.

  • Theo dõi tình trạng vết sẹo mổ cũ: Đi siêu âm sớm để kiểm tra sức khỏe thai nhi và vết sẹo mổ cũ. Cung cấp đầy đủ thông tin về lần sinh mổ đầu tiên như thời gian mổ, lý do mổ, thời gian phục hồi, biến chứng sau sinh…
  • Thận trọng với những dấu hiệu bất thường: Tình trạng vết sẹo mổ bị nứt, rách là dấu hiệu nguy hiểm, tăng nguy cơ tử vong cho mẹ. Khám thai định kỳ để được bác sĩ theo dõi và kiểm tra cẩn thận.
  • Lựa chọn bác sĩ chuyên khoa giỏi chuyên môn: Chọn bệnh viện uy tín, chất lượng, có trang thiết bị hiện đại và bác sĩ chuyên môn giàu kinh nghiệm để đảm bảo an toàn.

Ngoài ra, mẹ cần nhịn ăn trước khi mổ từ 8-12 tiếng, tắm rửa sát khuẩn trước khi vào phòng mổ.

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn Quỳnh và các bà bầu khác giải đáp thắc mắc về việc “sau lần sinh mổ đầu tiên có thể sinh thường ở lần 2 được không?”. Tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, chúng tôi cam kết cung cấp dịch vụ tiện nghi, chu đáo để đảm bảo sức khỏe mẹ và bé. Bạn còn có cơ hội lựa chọn bác sĩ mổ đẻ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm và thân thiện. Cùng với trang thiết bị hiện đại và đội ngũ bác sĩ Sản Phụ Khoa giàu kinh nghiệm, chúng tôi cam kết đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Khi lựa chọn dịch vụ thai sản trọn gói tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, bạn sẽ tiết kiệm chi phí và hưởng đồng thời bảo hiểm y tế và bảo hiểm bảo lãnh.

Bài viết liên quan