Trong những ngày đầu sau sinh và trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ, việc tắc tia sữa sẽ trở thành nỗi sợ kinh hoàng của rất nhiều mẹ. Tắc tia sữa có nhiều cấp độ từ thể nhẹ sang tắc tia sữa nặng. Vậy tắc tia sữa nặng do những nguyên nhân nào và cách khắc phục là gì, hôm nay bệnh viện Thu Cúc TCI xin mời các mẹ cùng đi tìm hiểu nhé!
- Bầu 3 tháng đầu uống nước đá có phải là tốt không?
- Bà bầu có nên ăn tía tô không? Tìm hiểu thông tin về lá tía tô và lợi ích cho thai kỳ
- Tìm hiểu giá cá lóc hoàng đế – Loài cá đắt đỏ nhất hiện nay
- Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ từ 0-18 tuổi theo WHO
- Top 7 loại bỉm đũng ngắn ôm VỪA VẶN, chẳng lo VƯỚNG XỆ
TÓM TẮT
- 1 1. Các nguyên nhân chính dẫn đến việc tắc tia sữa
- 2 2. Các cấp độ của tắc tia sữa
- 2.1 2.1 Cấp độ 1: Từ 1-2 ngày đầu
- 2.2 2.2 Cấp độ 2: Từ 3-4 ngày tiếp theo gây đau rát núm vú
- 2.3 2.3 Cấp độ 3: Từ 5-6 ngày viêm tắc tia sữa nặng chuyển sang hiện tượng có mủ
- 2.4 2.4 Cấp độ 4: Từ ngày thứ 7 tắc tia sữa chớm bị áp xe
- 2.5 2.5 Cấp độ 5: Trên 7 ngày tắc tia sữa nặng chớm bị áp xe và phải tiêm
- 2.6 2.6 Cấp độ 6: Áp xe vú biến chứng và phải nhập viện
- 3 3. Phòng tránh viêm tắc tia sữa nặng
- 4 4. Tại sao nên sử dụng dịch vụ thông tắc tia sữa của Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI?
1. Các nguyên nhân chính dẫn đến việc tắc tia sữa
Tắc tia sữa gây ra tình trạng ùn tắc ở ống dẫn sữa, trong khi sữa vẫn tiếp tục tiết ra khiến cho bầu ngực của các mẹ sưng lên, đau và căng tức khiến sữa không thể chảy ra ngoài được gây khó khăn khi em bé bú.
Bạn đang xem: Cách khắc phục tắc tia sữa nặng mà mẹ nên biết
Đây cũng là nỗi sợ kinh hoàng của rất nhiều bà mẹ sau sinh và đang trong quá trình cho con bú. Nếu không biết cách trị tận gốc, tắc tia sữa nặng có thể làm bầu vú mưng mủ, hoại tử dẫn đến phải cắt bỏ cực kỳ nguy hiểm.
1.1 Các nguyên nhân thường dẫn đến tắc tia sữa
- Em bé bú mẹ không thường xuyên hoặc em bé bú quá ít.
- Núm vú phẳng hoặc thụt vào bên trong làm cho em bé khi ti mẹ gặp khó khăn dẫn đến tình trạng sữa không thể thoát ra ngoài gây ứ đọng và tắc tia sữa.
- Em bé ngậm bắt vú mẹ không đúng cách làm nứt đầu vú (dân gian còn có tên gọi là nứt cổ gà), vi khuẩn theo đó xâm nhập vào gây viêm tắc tuyến sữa.
- Do vệ sinh vú và núm vú của người mẹ trong quá trình cho con bú chưa đúng cách.
- Do mẹ đã không vắt hết lượng sữa thừa còn lại sau khi cho bé bú.
1.2 Tác hại của việc tắc tia sữa
Tắc tia sữa ở phụ nữ sau sinh và đang trong quá trình con bú nếu không được can thiệp và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng sữa tiết ra ít hoặc thậm chí không thể tiết ra ngoài được khi mẹ cho em bé bú sẽ dẫn đến tình trạng trẻ không có đủ sữa điều này ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình nuôi con bằng sữa mẹ.
Trong trường hợp ống dẫn sữa của người mẹ bị tắc nếu không giải quyết cho thông tia sữa, hai bầu vú sẽ trở nên sưng, dùng tay sờ vào thấy cảm giác nóng và đỏ, rất đau, thậm chí kèm theo sốt. Điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của người mẹ. Nếu người mẹ không tiến hành điều trị kịp thời, tình trạng tắc tia sữa từ nhẹ sẽ chuyển sang viêm vú hoặc nặng hơn để tiến triển thành abscess vú, mưng mủ, nặng hơn là phải nhập viện cấp cứu. Trường hợp nặng hơn, người mẹ bị ảnh hưởng tâm lý nặng nề, những cơn đau nhói kèm theo tâm lý lo lắng, trầm cảm khi con không được bú sữa mẹ.
2. Các cấp độ của tắc tia sữa
Giống như bao nhiêu bệnh lý khác, tắc tia sữa cũng phát triển qua nhiều cấp độ khác nhau từ nhẹ cho đến nặng. Việc các mẹ chủ động tìm hiểu về các triệu chứng của từng cấp độ sẽ giúp cho người mẹ giảm bớt sự đau đớn về thể xác, đồng thời tìm được giải pháp khắc phục một cách kịp thời và chính xác nhất.
2.1 Cấp độ 1: Từ 1-2 ngày đầu
Biểu hiện: Sau sinh, mẹ thấy bầu ngực căng tức nhưng em bé bú không có sữa chảy ra. Lúc này, mẹ phải dùng bằng tay để vắt nhưng sữa cũng chỉ chảy giọt mà sữa không thể bắn thành tia. Một số trường hợp, ngực mẹ như có cục u nhỏ li ti hoặc có sữa bị rỉ ra.
Thời gian phát hiện: Sau khi mẹ sinh em bé từ 2 đến 5 ngày.
Hướng điều trị: Nếu mẹ đang trong tình trạng này thì có thể tiến hành tự điều trị tại nhà bằng nhiều phương pháp như: chườm ấm, massage nhẹ nhàng bầu ngực, tránh nắn bóp nhiều gây tổn thương và viêm tắc tia sữa.
2.2 Cấp độ 2: Từ 3-4 ngày tiếp theo gây đau rát núm vú
-
Xem thêm : Lý giải vì sao không được bước qua chân bà bầu?
Biểu hiện: Người mẹ bị sốt cao từ 38 -39 độ C, mệt mỏi, núm vú bị sưng tấy ửng đỏ và thường xuyên đau rát. Tùy vào tình trạng tắc tia sữa nặng hay nhẹ, lúc này xung quanh bầu ngực mẹ sẽ xuất hiện nhiều cục cứng nổi lên. Lúc này đây, có thể tình trạng tắc tia sữa đã chuyển sang viêm tắc và mẹ sẽ thấy rất mệt mỏi.
-
Thời gian phát hiện: Từ 3-4 ngày kéo dài liên tục dù cho bạn đã tự điều trị tại nhà bằng các phương pháp dân gian, massage…
-
Hướng điều trị: Ngoài phương pháp tự điều trị ở nhà như đã chia sẻ ở trên thì mẹ nên nghĩ ngay đến việc phải sử dụng dịch vụ thông tia sữa tại nhà.
2.3 Cấp độ 3: Từ 5-6 ngày viêm tắc tia sữa nặng chuyển sang hiện tượng có mủ
-
Biểu hiện: Ngoài xuất hiện đầy đủ các dấu hiệu ở cấp độ 2 thì ở giai đoạn này còn xuất hiện mủ khi bóp nhẹ. Lúc này đây, cơ thể người mẹ sẽ sốt cao khoảng 38,5 độ C trở lên và đã chuyển sang viêm tắc tia sữa có mủ.
-
Thời gian phát hiện: Từ 5-7 ngày sau khi người mẹ phát hiện bị tắc tia sữa nhưng không tiến hành điều trị. Nhiều trường hợp khi tắc tia sữa thì mủ sẽ xuất hiện sớm hơn, điều này phụ thuộc hoàn toàn vào thể trạng và sức khỏe của người mẹ tại thời điểm hiện tại.
-
Hướng điều trị: Người mẹ nên sử dụng các phương pháp thông tắc sữa tại nhà của các cơ sở chuyên khoa, phòng khám uy tín hoặc dùng thuốc kháng sinh theo chỉ định của y bác sĩ.
2.4 Cấp độ 4: Từ ngày thứ 7 tắc tia sữa chớm bị áp xe
Khi tắc tia sữa chuyển sang tình trạng bị áp xe thì có nghĩa lúc này đã xuất hiện có một bọc mủ hình thành trong các mô của cơ thể do đã bị nhiễm khuẩn.
-
Biểu hiện: Biểu hiện ở cấp độ viêm tắc tia sữa trong giai đoạn này này vẫn là sốt cao 38,5 độ C, đầu ti của người mẹ bị ửng đỏ, đau rát, khi dùng tay sờ lên bầu ngực sẽ cảm nhận được rất rõ một số cục cứng và khi kiểm tra bóp nhẹ thì thấy có dịch mủ đặc.
-
Thời gian phát hiện: Khi người mẹ bị tắc sữa nhiều ngày mà không tiến hành điều trị sẽ khiến mủ tích tụ lâu ngày trong bầu ngực và chuyển thành áp xe.
-
Xem thêm : Mang thai tháng thứ 6: Những Thay Đổi Đáng Kinh Ngạc Cho Bạn Và Thai Nhi
Hướng điều trị: Trong dân gian có rất nhiều bài thuốc mà người mẹ có thể áp dụng như: Uống lá đinh lăng hay lá bồ công anh nhằm đánh tan mủ trong bầu ngực, đồng thời kết uống thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ và tiến hành thực hiện việc thông tắc tia sữa tại nhà.
2.5 Cấp độ 5: Trên 7 ngày tắc tia sữa nặng chớm bị áp xe và phải tiêm
-
Biểu hiện: Ở giai đoạn này, tắc tia sữa nặng có nhiều dấu hiệu nhận biết giống với các biểu hiện của cấp độ viêm tắc tia sữa chớm áp xe.
-
Thời gian phát hiện: Biểu hiện giống như ở cấp độ viêm tắc tia sữa chớm áp xe.
-
Hướng điều trị: Ở tình trạng này, mẹ buộc phải đến chích mủ ở các bệnh viện chuyên khoa sản hoặc phòng khám uy tín. Cách điều trị tại nhà lúc này không còn hiệu quả nữa.
2.6 Cấp độ 6: Áp xe vú biến chứng và phải nhập viện
Cấp độ viêm tắc tia sữa cấp độ 6 bao gồm các trường hợp tắc tia sữa nặng do nguyên nhân khác nhau như dị dạng đầu vú và các nang sữa hoặc trường hợp tắc tia sữa thông thường nhưng thời gian để quá lâu mà không được điều trị.
Lưu ý ngay cả thời gian điều trị tắc tia sữa ở nhà, khi sử dụng các bài thuốc dân gian mẹ cũng nên tham khảo trước ý kiến với bác sĩ để được hướng dẫn điều trị hiệu quả, tránh biến chứng không mong muốn.
3. Phòng tránh viêm tắc tia sữa nặng
Nếu mẹ nào đã trải qua tình trạng tắc tia sữa trong quá trình cho con bú thì đều có chung một nỗi ám ảnh.
Vậy để phòng tránh viêm tắc tia sữa sau sinh một cách tốt nhất các mẹ cần:
- Sau khi em bé được chào đời, mẹ nên cho bé bú càng sớm càng tốt.
- Mẹ cho em bé bú đều hai bên. Em bé bú hết sữa ở vú bên này rồi mới nên chuyển sang vú bên kia. Trường hợp mẹ nhiều sữa mà em trẻ bú không hết thì sau khi trẻ bú no phải hút sữa dư ra, tránh để ứ đọng.
- Sữa non rất đặc, dễ gây tắc nên trước và sau cho con bú mẹ nên dùng tay day nhẹ nhàng bầu vú để tránh sữa đông kết.
- Sau khi cho con bú thì mẹ nên vệ sinh núm vú sạch sẽ bằng cách dùng khăn ấm bằng nước đã đun sôi.
- Mẹ nên mặc áo ngực thoải mái và quần áo rộng rãi.
- Nghỉ ngơi đầy đủ, uống nhiều nước, nếu được hãy áp dụng một số bài tập thiền hoặc yoga, luyện tập thể thao đều đặn mỗi ngày.
- Mẹ nên ăn uống điều độ, giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan tránh căng thẳng.
4. Tại sao nên sử dụng dịch vụ thông tắc tia sữa của Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI?
- Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI là nơi có đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng có nhiều năm kinh nghiệm trong việc điều trị tắc tia sữa.
- Cơ sở trang thiết bị hiện đại, hệ thống máy móc chuyên dụng dùng để thông tắc tia sữa được nhập khẩu từ nước ngoài.
- Đáp ứng được thời gian điều trị tắc tia sữa nhanh chóng, kể cả những trường hợp tắc tia sữa nặng do cấu tạo của vùng ngực bất thường hoặc do bị ảnh hưởng tắc tia sữa lâu ngày.
- Trong quá trình điều trị sức khỏe của người mẹ sẽ được đảm bảo và giúp mẹ có nhiều sữa hơn.
- Trong quá trình thanh toán được áp dụng bảo hiểm y tế và bảo lãnh theo quy định.
Tắc tia sữa không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người mẹ mà tắc tia sữa nặng còn khiến em bé không được bú mẹ hoặc phải cai sữa khi còn đang rất nhỏ. Vì vậy, nếu trong trường hợp bạn đang gặp phải tình trạng trên hãy đi chữa tắc sữa ngay hoặc liên hệ với bác sĩ Thu Cúc TCI để được hỗ trợ tư vấn kịp thời nhé!
Nguồn: https://muabimchocon.com
Danh mục: Tư Vấn