Biết ngồi – Mốc quan trọng trong quá trình phát triển của bé

Biết ngồi là một trong các mốc phát triển kỹ năng vận động quan trọng của trẻ. Nó mang lại nhiều lợi ích cho bé, như:

  • Mở rộng tầm nhìn: Khi bé biết ngồi, bé có cái nhìn mới về thế giới xung quanh. Bé có khả năng quan sát mọi hướng và không bị giới hạn như khi bé nằm ngửa.
  • Chuẩn bị cho các kỹ năng khác: Biết ngồi là tiền đề quan trọng để bé tập bò, tập đứng và tập đi. Bé có thể chồm người về trước và chống được hai tay lên. Điều này giúp bé khám phá thế giới xung quanh một cách tự do và khám phá đồ vật theo cách riêng của mình.
  • Ở thời kỳ ăn dặm, việc bé biết ngồi giúp bé tiêu hóa và nuốt thức ăn dễ dàng hơn. Bé có thể tự khám phá và thưởng thức các món ăn mà bé yêu thích.

Bé mấy tháng biết ngồi và cách tập ngồi

Thời điểm bé biết ngồi

Thời điểm bé biết ngồi không cố định và khác nhau từng trẻ. Bé cần có sự cứng cáp và mạnh mẽ của cơ cổ và phần đầu để có thể ngồi. Chỉ khi bé có khả năng kiểm soát được phần đầu của mình thì bé mới ngồi được.

Các mốc phát triển trong 12 tháng đầu tiên của bé
Các mốc phát triển trong 12 tháng đầu tiên của bé

Thường thì khoảng tháng thứ 6 – 7, bé sẽ tự chống tay để tự ngồi và đến tháng thứ 7 – 9, bé sẽ thực hiện kỹ năng này thành thạo.

Các bài tập ngồi cho bé

Để bé sớm ngồi vững và đúng tư thế, ngoài việc biết mấy tháng bé biết ngồi, cha mẹ nên biết đến một số bài tập ngồi sau đây:

  • Bài gập bụng: Mẹ có thể đặt bé ngồi lên chân mình, sau đó giữ chặt tay bé và nhẹ nhàng kéo bé lên xuống như động tác gập bụng. Điều này giúp cho cơ bụng và lưng của bé trở nên khỏe mạnh.
  • Bài tập lăn: Cha mẹ đặt bé nằm ngửa và để đồ chơi trước mặt bé. Di chuyển đồ chơi sang bên cạnh bé và động viên bé lấy đồ chơi. Điều này giúp cải thiện cơ lưng và hỗ trợ bé học ngồi nhanh hơn.
  • Bài tập đạp xe: Cha mẹ cho bé nằm ngửa trên bề mặt mềm và nhẹ nhàng nâng chân bé, thực hiện động tác giống như đi xe đạp. Bài tập này giúp cơ bắp chân của bé phát triển.

Bên cạnh quan tâm bé mấy tháng biết ngồi cha mẹ cũng nên biết về bài tập ngồi cho bé
Bên cạnh quan tâm bé mấy tháng biết ngồi cha mẹ cũng nên biết về bài tập ngồi cho bé

  • Bài tập squat: Nếu bé chưa biết ngồi khi bé 8 tháng tuổi, cha mẹ có thể đặt bé ở tư thế ngồi và nhẹ nhàng nâng bé lên và hạ bé xuống một cách nhẹ nhàng. Lặp lại động tác này và cho bé nghỉ vài giây sau mỗi lần tập. Bài tập này giúp bé tăng cường sức mạnh cho cơ bụng, lưng và đùi.

Thời điểm bé biết ngồi khi nào là muộn?

Kỹ năng ngồi được xem là muộn khi nào?

Mốc biết ngồi của bé không giống nhau, vì vậy cha mẹ không nên lo lắng nếu bé chậm biết ngồi so với các bé cùng tuổi. Tuy nhiên, nếu bé đã 4 tháng trở lên mà không thể tự nâng đầu hoặc không thể dùng tay để chống đỡ, cha mẹ nên cho bé đi khám chuyên khoa nhi để kiểm tra sự phát triển kỹ năng vận động của bé.

Một số dấu hiệu cho thấy bé có thể chậm biết ngồi hơn bình thường:

  • Tay chân cứng hoặc mềm hơn so với các trẻ khác.
  • Động tác chuyển động yếu.
  • Bé không đưa tay ra thường xuyên.
  • Bé kém trong việc nâng và giữ phần đầu của mình.
  • Bé không cầm, không nâng hoặc không đưa đồ vật vào miệng.

Một số lưu ý khi tập cho bé ngồi

  • Cha mẹ nên tôn trọng quá trình phát triển tự nhiên của bé và không tập ngồi quá sớm hoặc quá nhiều so với khả năng của bé. Điều này có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến các mốc phát triển kỹ năng khác.
    Cha mẹ nên tôn trọng phát triển tự nhiên và cho bé tập ngồi ở môi trường an toàn
    Cha mẹ nên tôn trọng phát triển tự nhiên và cho bé tập ngồi ở môi trường an toàn

  • Trong quá trình tập ngồi, đảm bảo an toàn cho bé trong môi trường xung quanh. Tránh để các vật sắc nhọn, ổ cắm điện hoặc đồ chơi có kích thước quá nhỏ gần bé.

  • Luôn theo dõi bé để hỗ trợ nếu bé té ngã.

  • Chèn gối mềm hoặc lót thảm quanh bé để giúp bé ngồi với sự thoải mái và hỗ trợ.

  • Không nên phụ thuộc quá nhiều vào các sản phẩm hỗ trợ cho quá trình tập ngồi, vì có thể làm bé lười và không cần nỗ lực để tập ngồi.

  • Chú ý đến các tư thế ngồi sai có thể ảnh hưởng đến cột sống của bé, bao gồm ngồi gù lưng, ngồi chữ W và ngồi quỳ.

Mặc dù biết ngồi là mốc phát triển quan trọng cho bé, cha mẹ không nên quá vội vàng và áp lực bé mấy tháng biết ngồi. Hãy đợi cho bé sẵn sàng và tự nhiên tập ngồi một cách tự do để không ảnh hưởng đến tâm lý và các kỹ năng khác của bé.

Bài viết liên quan