Giấc ngủ là thời gian quan trọng cho sự phát triển toàn diện của trẻ sơ sinh. Vì vậy, tư thế nằm phải đúng và thoải mái để giúp bé hô hấp tốt và phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần.
- Tiểu đường thai kỳ: Lựa chọn thực phẩm và thực đơn cho mẹ bầu
- Cần kiêng gì sau sinh mổ để vết thương nhanh lành và không để lại di chứng
- Bầu ăn bơ được không? Bà bầu ăn bơ thế nào tốt cả mẹ lẫn con?
- Mang thai tháng cuối có nên ăn yến sào không? Những điều mẹ bầu cần lưu ý khi ăn yến sào
- Bà bầu nên uống DHA khi nào thì tốt?
TÓM TẮT
Vì sao hay thấy trẻ sơ sinh nằm nghiêng đầu?
-
Phản xạ tìm về phía mẹ: Trẻ sơ sinh thích gần mẹ. Do đó, khi mẹ nằm bên cạnh, trẻ sẽ nghiêng đầu về phía mẹ. Trẻ cũng có xu hướng nghiêng đầu khi bú để tìm sự thoải mái.
Bạn đang xem: Trẻ sơ sinh nằm ngửa nhưng đầu nghiêng có ảnh hưởng gì?
-
Do cổ trẻ sơ sinh còn yếu: Cấu trúc xương cổ của trẻ còn yếu, đồng thời đầu bé nặng hơn xương cổ nên trẻ không thể xoay hay giữ đầu khi nằm. Vì vậy, trẻ sẽ giữ tư thế nghiêng đầu nếu không được chỉnh.
-
Xem thêm : Ăn chuối xanh – Những lợi ích đáng kinh ngạc bạn không thể bỏ qua
Do thị giác chưa phát triển: Thị giác của trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện, nên trẻ thường nghiêng đầu và nhìn về phía ánh sáng như cửa sổ, đèn…
-
Mắc chứng u xơ hóa cơ ức đòn chũm: Đây là một dị tật thường gặp ở trẻ sơ sinh, do tư thế nằm không đúng từ khi còn trong bụng mẹ hoặc sau sinh gây tổn thương cơ ức đòn chũm và xuất huyết cơ.
Ưu – nhược điểm khi trẻ sơ sinh nằm ngửa nhưng đầu nghiêng
Cùng với các tư thế ngủ khác, nằm ngửa nhưng đầu nghiêng cũng có ưu điểm và nhược điểm riêng.
Ưu điểm
- Hạn chế ọc sữa về đêm cho trẻ.
- Tránh chèn ép lồng ngực, giúp trẻ hô hấp dễ dàng và giảm hiện tượng ngáy.
- Giảm áp lực lên tim và hệ tiêu hóa của bé.
Nhược điểm
- Hội chứng bẹp đầu: Nếu trẻ nằm nghiêng một bên lâu, có thể gây bẹp xương đầu và biến dạng tai, lệch xương mặt ở bên nằm.
- Vẹo cổ: Nằm nghiêng đầu trong thời gian dài có thể gây vẹo cột sống cổ, ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ.
- Hội chứng đột tử sơ sinh (SIDS): Đây là hội chứng xảy ra đột ngột ở trẻ dưới 1 tuổi và có thể liên quan đến việc trẻ nằm nghiêng hoặc nằm sấp khi ngủ.
Trẻ sơ sinh nằm ngửa nhưng đầu nghiêng có sao không?
Xem thêm : Bật mí cách sử dụng miếng lót sơ sinh Bobby đơn giản, tiện lợi
Dù có ưu điểm nhất định, không nên để trẻ sơ sinh nằm nghiêng đầu thường xuyên. Việc nằm nghiêng chỉ hữu ích khi thời gian nghiêng đầu ít và tư thế thường xuyên thay đổi. Điều này giúp hạn chế nguy cơ vẹo cổ, bẹp đầu và đột tử.
Ngoài ra, nằm nghiêng quá lâu có thể làm trẻ khó cử động, tê tay chân và mệt mỏi khi tỉnh dậy.
Nếu trẻ thường xuyên nằm ngủ nghiêng đầu và có các dấu hiệu như quay đầu về một phía, bú lệch một bên, hãy đưa trẻ đến bác sĩ vì có thể trẻ đã mắc chứng u xơ hóa cơ ức đòn chũm.
Mẹo khắc phục tật nằm ngửa nhưng đầu nghiêng khi ngủ ở trẻ
Nếu trẻ thường xuyên nghiêng đầu, có thể áp dụng một số mẹo nhỏ sau:
- Hướng sự chú ý của bé về phía đối diện để giúp bé xoay đầu và thay đổi tư thế thường xuyên.
- Tránh để các vật thu hút sự chú ý của bé nghiêng đầu như đèn, nôi…
- Thay đổi tư thế cho con bú để trẻ xoay đầu và tránh bú một bên.
- Sử dụng gối kê, chăn chèn đầu cho trẻ khi không trông chừng.
- Thường xuyên thay đổi tư thế nằm cho trẻ, đặc biệt là trẻ dưới 4 tháng tuổi.
Nguồn: https://muabimchocon.com
Danh mục: Tư Vấn