Trẻ sơ sinh uống sữa lạnh có sao không? Ba mẹ cần lưu ý gì khi cho trẻ sơ sinh uống sữa

Sau khi trẻ đã bú no, bạn sẽ làm gì với lượng sữa thừa được vắt ra? Bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh là cách được nhiều bậc cha mẹ hay áp dụng. Vì phương pháp này thuận tiện và có thể trữ tươi sữa mẹ cho những lần dùng sau. Tuy nhiên, nhiều bà mẹ cũng thắc mắc rằng: Liệu trẻ sơ sinh uống sữa lạnh có ảnh hưởng gì không? Cùng chuyên mục chăm sóc bé 0 – 3 tuổi xem bài viết này sẽ giúp các bậc phụ huynh giải đáp những thắc mắc liên quan vấn đề trẻ sơ sinh uống sữa lạnh.

1. Mẹ có nên cho trẻ sơ sinh uống sữa lạnh không?

Theo trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh, trẻ sơ sinh có thể uống sữa lạnh, ấm hoặc sữa ở nhiệt độ phòng.

Việc cho trẻ sơ sinh uống sữa lạnh cũng tùy thuộc vào sở thích của mỗi trẻ. Vì có trẻ thích sữa lạnh, có trẻ thích sữa ấm. Tuy nhiên, tình trạng sức khỏe của mỗi bé khác nhau, nên trước khi quyết định cho trẻ uống sữa lạnh, cha mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ nhi khoa hoặc bác sĩ sữa mẹ Anh Thy để xem loại sữa nào thích hợp với bé.

Cha mẹ lưu ý, nên kiểm tra nhiệt độ của sữa trước khi cho trẻ uống để tránh bị bỏng. Nhiều bé sẽ vui vẻ uống cả sữa ấm hoặc lạnh. Nhưng nếu con bạn chỉ thích sữa ấm, bạn có thể sử dụng máy hâm sữa dành cho trẻ bú bình sữa hoặc sữa mẹ đã vắt ra.

Nhìn chung trẻ sơ sinh có thể uống sữa lạnh. Tuy nhiên, việc cho trẻ sơ sinh uống sữa lạnh sẽ tồn tại cả những ưu điểm và nhược điểm. Vậy ưu điểm, nhược điểm khi trẻ uống sữa lạnh là gì? Tiếp theo bài viết sẽ giúp bạn làm sáng tỏ.

2. Ưu điểm của việc cho trẻ uống sữa mẹ hoặc sữa công thức lạnh

Dưới đây là một số ưu điểm của việc cho trẻ uống sữa mẹ hoặc sữa công thức lạnh:

  • Khi trẻ uống sữa lạnh sẽ thuận tiện trong việc tích trữ và bảo quản sữa.
  • Giúp loại bỏ nguy cơ bị bỏng, phồng rộp miệng do sữa quá nóng.
  • Nếu trẻ đã quen với việc uống sữa lạnh, cả gia đình có thể dễ dàng di chuyển đi du lịch ở nhiều nơi. Vì lúc này, bạn có thể trực tiếp cho trẻ bú sữa đã vắt từ trước hoặc bú bình mà không phải lo lắng về việc hâm nóng sữa.
  • Sữa lạnh giúp giảm đau khi trẻ mọc răng.

3. Nhược điểm của việc cho trẻ uống sữa mẹ hoặc sữa công thức lạnh

Dưới đây là một số nhược điểm khi trẻ uống sữa lạnh:

  • Nếu thường xuyên uống sữa ấm, trẻ có thể từ chối uống sữa lạnh.
  • Cho trẻ sinh non uống sữa lạnh có thể không phải là lựa chọn tốt. Bạn nên hâm nóng sữa trước khi cho trẻ uống.
  • Đôi khi có thể khó pha một bình sữa mẹ lạnh đúng cách vì sữa đầu cữ bú và sữa sau cữ bú có hiện tượng phân tách chất lỏng.

4. Góc giải đáp thắc mắc liên quan việc trẻ sơ sinh uống sữa lạnh

Dưới đây là những câu hỏi, thắc mắc mà các bậc cha mẹ thường băn khoăn khi cho trẻ uống sữa lạnh.

Trẻ sơ sinh uống sữa lạnh có thể đảm bảo tăng cân đều đặn không?

Sữa bột là yếu tố góp phần vào quá trình tăng cân của trẻ. Ngoài ra, không có bằng chứng nào nói rằng sữa lạnh có thể làm giảm sự tăng cân.

Khi bị cảm lạnh, trẻ sơ sinh có thể uống sữa lạnh không?

Mặc dù không có bằng chứng về tác dụng phụ của việc trẻ uống sữa lạnh khi bị cảm lạnh và cảm cúm, nhưng cha mẹ nên tránh cho trẻ uống bất cứ thứ gì lạnh nếu nó gây kích ứng cổ họng của trẻ.

Trẻ có thể uống sữa lạnh vào ban đêm không?

Một số trẻ có thể không thích uống sữa lạnh vào nửa đêm. Hơn nữa, uống sữa lạnh vào ban đêm có thể kích thích trẻ tỉnh táo nhiều hơn so với sữa ấm và khiến trẻ khó trở lại giấc ngủ.

Trẻ có thể uống trực tiếp sữa vừa lấy ra từ tủ lạnh không?

Không có bằng chứng rõ ràng nào cho thấy trẻ sơ sinh không thể uống sữa trực tiếp từ tủ lạnh. Tuy nhiên, vì trẻ sơ sinh nhạy cảm và vẫn đang trong quá trình xây dựng hệ thống miễn dịch, cha mẹ nên cho trẻ uống sữa nguội hoặc ấm vừa phải.

Sữa lạnh có thể gây táo bón ở trẻ sơ sinh không?

Cũng không có bằng chứng nào cho thấy sữa lạnh gây táo bón ở trẻ. Thông thường, trẻ bị táo bón do một thành phần nào đó trong chế độ ăn của mẹ gây nên. Gạo và sữa cũng có thể là nguyên nhân gây táo bón, khi trẻ chuyển sang chế độ ăn dặm.

Nếu em bé bú sữa mẹ bị táo bón, bạn hãy kiểm tra lại chế độ ăn uống. Đối với trẻ lớn hơn hoặc không bú sữa mẹ thường do chế độ ăn ít các thực phẩm giàu chất xơ cho trẻ, tiêu thụ quá nhiều sữa bò hoặc mất nước. Nếu tình trạng táo bón vẫn tiếp diễn, hãy liên hệ với bác sĩ nhi khoa để trẻ được thăm khám kịp thời.

Lời kết

Tóm lại, hầu hết trẻ sơ sinh có thể uống sữa ấm, lạnh hoặc sữa ở nhiệt độ phòng. Việc cho trẻ sơ sinh uống sữa lạnh đều có những ưu nhược điểm nhất định. Cha mẹ nên dựa vào sở thích cũng như tình trạng sức khỏe của trẻ để cân nhắc việc cho trẻ uống sữa lạnh.

Ảnh minh họa: Sữa ấm, lạnh hoặc sữa ở nhiệt độ phòng

Bài viết liên quan