TÓM TẮT
Tại sao có những loại rau bà bầu không nên ăn?
Sở dĩ bà bầu không nên ăn một số loại rau nhất định là vì hệ miễn dịch của mẹ trong thai kỳ bị suy yếu nhiều hơn so với lúc trước khi mang thai. Do đó, nếu mẹ tiếp tục tiêu thụ các loại rau không nên ăn khi mang thai, mẹ sẽ có nguy cơ cao bị ngộ độc thực phẩm, nhiễm ký sinh trùng, rối loạn tiêu hóa, nhiễm trùng máu, từ đó dẫn đến các biến chứng sức khỏe nguy hiểm, thậm chí là đe dọa tính mạng của thai nhi.
Như chúng ta đã biết, thai nhi nhận được một nửa vật chất di truyền từ người cha, điều đó có nghĩa là những đoạn mã di truyền từ cha được coi là “kẻ xâm nhập” ngoại lai đối với hệ miễn dịch trong cơ thể người mẹ. Do đó, để bảo vệ bào thai, cơ thể mẹ buộc phải tăng cường gửi đến tử cung các tế bào T điều tiết (tế bào Treg – một dạng tế bào bạch cầu chuyên biệt) giúp bảo vệ thai nhi khỏi sự tấn công của hệ miễn dịch.
Bạn đang xem: 10 Loại Rau Bà Bầu Không Nên Ăn Nhiều Kẻo Sảy Thai Sinh Non
Quá trình xâm nhập của phôi thai vào niêm mạc tử cung trong suốt 12 tuần đầu tiên của thai kỳ sẽ kích hoạt hàng loạt các phản ứng gây viêm. Trong giai đoạn này, tử cung của mẹ chứa đầy các hợp chất gây viêm, tạo thành môi trường sinh học đặc thù gọi là môi trường viêm (pro-inflammatory environment). Tuy nhiên, mẹ cần hiểu rằng, các phản ứng viêm ở tử cung đóng vai trò rất quan trọng bởi nếu không có sự xuất hiện của chúng, quá trình “làm tổ” của phôi thai sẽ hoàn toàn thất bại.
Như vậy, trong suốt tam cá nguyệt đầu tiêm, hệ miễn dịch của mẹ phải rất “bận rộn” để xử lý tình trạng viêm nhiễm ở tử cung. Điều này làm cho sức đề kháng suy giảm, khiến mẹ trở nên nhạy cảm, dễ mắc bệnh, đặc biệt là với các tác nhân ngoại lai như vi khuẩn và ký sinh trùng đến từ các loại rau trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Vì thế, mẹ bầu nhất định phải hiểu rõ về các loại rau không nên ăn khi mang thai để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Bà bầu không nên ăn rau gì trong suốt thai kỳ?
Rau chứa rất nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu cho mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên, trong quá trình nuôi trồng, vận chuyển, bảo quản, giao thương và chế biến, rau có rất nhiều nguy cơ bị nhiễm khuẩn, ký sinh trùng và các nguồn ô nhiễm khác đến từ đất, nước, khói bụi, chất thải công nghiệp, kim loại nặng hay thậm chí là phân của gia súc, gia cầm,… Do đó, trong thai kỳ, có 4 loại rau bà bầu không nên ăn là:
1. Bà bầu không nên ăn rau sống
Rau sống là nhóm thực phẩm đứng đầu trong danh sách những loại rau bà bầu không được ăn. Tuy chứa nhiều chất giàu dinh dưỡng và có hương vị hấp dẫn nhưng mẹ bầu trong giai đoạn mang thai không nên ăn rau sống vì:
-
Thứ nhất, rau sống có thể chứa vi khuẩn, chẳng hạn như khuẩn Listeria, Toxoplasma, Salmonella.
-
Thứ hai, rau sống chưa qua chế biến có thể chứa nhiều axit oxalic – một hợp chất làm giảm khả năng hấp thu canxi, từ đó làm tăng nguy cơ loãng xương ở mẹ và chậm phát triển hệ thống xương ở thai nhi.
-
Thứ ba, rau sống, đặc biệt là các loại rau ăn lá và sống dưới nước (chẳng hạn như rau muống) có thể chứa trứng sán, trứng ốc sên, trứng ốc bươu và nhiều loại ký sinh trùng từ đất hoặc nước.
Do đó, để giảm thiểu nguy cơ ngộ độc thực phẩm do rau sống, mẹ bầu nên ăn rau đã được rửa sạch và nấu chín kỹ, tránh ăn các loại rau sống như salad, gỏi (nộm) hoặc các món cuốn bánh tráng với rau sống.
2. Tránh ăn salad trộn đóng gói sẵn
Đứng thứ 2 trong danh sách những loại rau bà bầu không nên ăn là salad trộn đóng gói. Salad đóng gói sẵn tuy tiện lợi, có màu sắc bắt mắt nhưng mẹ bầu cũng không nên ăn salad trộn đóng gói sẵn vì:
-
Xem thêm : CÁCH TÍNH LƯỢNG SỮA CHO BÉ TỪ 0 ĐẾN 6 THÁNG TUỔI – Nutifood Sweden
Nguy cơ nhiễm khuẩn: Salad trộn đóng gói sẵn có thể chứa vi khuẩn gây bệnh như Toxoplasma, Listeria và Salmonella.
-
Chất bảo quản và hóa chất: Salad chế biến sẵn là một trong những loại rau bà bầu không được ăn vì chúng thường chứa chất bảo quản, chất điều vị, chất điều chỉnh độ axit và các hóa chất khác để kéo dài “tuổi thọ” của sản phẩm.
-
Thiếu dinh dưỡng: Salad trộn đóng gói sẵn thường không tươi và chất lượng dinh dưỡng có thể giảm do thời gian chế biến và bảo quản kéo dài.
Để đảm bảo an toàn, mẹ hãy ưu tiên ăn các loại rau củ quả tươi được bày bán tại những cơ sở uy tín, đồng thời rửa sạch và chế biến kỹ trước khi ăn. Trong mọi tình huống, mẹ nên hạn chế ăn các loại salad trộn đóng gói sẵn để tránh nguy cơ bị nhiễm khuẩn và thiếu vi chất.
3. Bà bầu không nên ăn rau chưa được rửa kỹ
Đứng thứ 3 trong danh sách những loại rau bà bầu không nên ăn là rau chưa được rửa kỹ. Nguyên nhân là bởi chúng ta hoàn toàn không thể biết được loại rau mà mình sắp ăn đã trải qua quá trình nuôi trồng, vận chuyển và bảo quản như thế nào. Vì thế, mẹ bầu tuyệt đối không nên ăn các loại rau chưa được rửa kỹ vì:
-
Nguy cơ nhiễm khuẩn: Rau chưa được rửa kỹ có thể chứa các loại vi khuẩn như Toxoplasma, Salmonella, Listeria.
-
Nguy cơ nhiễm hóa chất: Rau chưa được rửa kỹ có thể chứa thuốc trừ sâu, thuốc diệt nấm, thuốc kích thích tăng trưởng, phân bón và các chất hóa học khác từ quá trình nuôi trồng, thu hoạch, bảo quản.
-
Đất và bụi bẩn: Rau chưa được rửa kỹ có thể chứa đất và bụi bẩn từ môi trường xung quanh. Ngoài ra, các loại rau được trồng gần khu vực ô nhiễm có thể chứa chất độc hại như kim loại nặng (thủy ngân, chì,…) hoặc hóa chất công nghiệp.
Vì thế, để đảm bảo an toàn, mẹ hãy luôn rửa kỹ rau củ quả quả trước khi ăn. Tốt nhất, mẹ nên sử dụng nước sạch để rửa rau. Sau đó, mẹ nên tiến hành ngâm rau trong 15 – 20 phút với nước muối hoặc nước có chứa giấm để giảm thiểu nguy cơ nhiễm khuẩn, loại bỏ chất bảo quản và hóa chất. Cuối cùng, rửa lại nhiều lần bằng nước sạch để đảm bảo loại bỏ hoàn toàn các chất độc hại.
4. Rau củ muối không tốt cho bà bầu
Thông thường, rau củ muối chua thường là món ăn kèm (món phụ) hấp dẫn, giúp kích thích vị giác và tạo cảm giác ngon miệng hơn khi ăn. Tuy nhiên, rau củ muối là một trong những loại rau bà bầu không nên ăn vì nguy cơ gây tăng huyết áp và giữ nước trong cơ thể, gây phù nề, tăng cân và các vấn đề khác liên quan đến tim mạch.
Ngoài ra, độ chua của rau củ muối chua có thể gây cảm giác “xót ruột”, kích ứng niêm mạc dạ dày, đặc biệt là đối với những mẹ bầu đang bị ốm nghén hoặc có tiền sử bị ở chua và trào ngược dạ dày. Rau củ muối cũng có thể chứa vi khuẩn và chất bảo quản hóa chất có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.
Tốt nhất , để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé, mẹ bầu nên hạn chế ăn rau củ muối chua và tìm kiếm các loại thực phẩm khác phù hợp hơn trong chế độ ăn uống của mình.
Các loại rau bà bầu không nên ăn nhiều
Xem thêm : Góc giải đáp: Sinh mổ ăn socola được không?
Bà bầu không nên ăn rau gì? Mặc dù hầu hết các loại rau được coi là an toàn và tốt cho sức khỏe đối với phụ nữ mang thai, nhưng có một số loại rau nên được tiêu thụ ở mức độ vừa phải hoặc tránh hoàn toàn do những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn. Một số loại rau bà bầu không nên ăn hoặc ăn hạn chế như:
1. Chùm ngây
Chùm ngây là loại quả đem lại nhiều lợi ích với bệnh nhân thiếu máu do thiếu sắt. Tuy nhiên, phần rễ, vỏ cây hoặc hoa chùm ngây lại chứa hóa chất gây co thắt tử cung, khiến mẹ dễ bị sảy thai hoặc sinh non.
2. Khổ qua (Mướp đắng)
Khổ qua giúp kiểm soát lượng đường trong máu, nhưng lại không thân thiện với bà bầu vì gây nguy cơ quái thai.
3. Rau ngót
Tiêu thụ quá nhiều rau ngót có thể gây tụt huyết áp và tăng nguy cơ sinh non hoặc sinh trẻ nhẹ cân.
4. Măng tươi
Măng tươi chứa thiocyanate – một chất có thể ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng tuyến giáp của mẹ.
5. Khoai tây mọc mầm xanh
Khoai tây mọc mầm chứa chất có thể gây độc cho con người. Nếu phơi nhiễm ở hàm lượng cao, có thể gây hạ huyết áp, sốt, đau đầu và đe dọa tính mạng.
6. Rau sam
Rau sam chứa axit oxalic có thể gây cản trở quá trình hấp thụ canxi của cơ thể và làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận.
7. Rau răm
Rau răm chứa kim loại nặng cao vượt ngưỡng và có nguy cơ gây ngộ độc kim loại nặng.
8. Ngải cứu
Tiêu thụ quá nhiều ngải cứu có thể gây nhiễm độc và làm gián đoạn tín hiệu của thần kinh.
9. Rau má
Ở lượng lớn, rau má có thể gây sảy thai tự nhiên và tăng lượng đường và lipid trong máu.
10. Cà tím
Cà tím chứa chất độc và có thể gây dị ứng. Ăn quá nhiều cà tím cũng có thể gây rối loạn tiêu hóa.
Trên đây là những loại rau bà bầu không nên ăn nhiều hoặc ăn hạn chế để đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé. Việc lựa chọn đúng các loại thực phẩm là yếu tố quan trọng để đảm bảo an toàn sức khỏe trong thai kỳ.
Nguồn: https://muabimchocon.com
Danh mục: Tư Vấn