Bật mí cách bỏ bỉm ban đêm cho bé trai cực dễ với 4 bước đơn giản

Mẹ đang đau đầu vì bé trai nhà mình đã đến tuổi bỏ bỉm nhưng hễ tháo bỉm ra thì ga giường lại ướt. Việc bỏ bỉm cho trẻ là một quá trình dài và không phải cha mẹ nào cũng biết chính xác thời gian và cách thực hiện hiệu quả. Cùng muabimchocon khám phá cách bỏ bỉm ban đêm cho bé trai với 4 bước cực kỳ đơn giản, hiệu quả 10/10.

Bé trong độ tuổi từ 18 tháng đến 36 tháng là độ tuổi thích hợp để bỏ bỉm đêm. Trên thực tế, cha mẹ có thể quan sát một số dấu hiệu dưới đây để bắt đầu thực hiện cách bỏ bỉm cho bé trai:

  • Bé tự ngồi xuống và đứng lên thuần thục.
  • Bé hiểu được những lời mẹ nói và có thể làm theo hướng dẫn của mẹ.
  • Bé có thể nói được mong muốn hoặc một số từ ngữ liên quan đến việc đi vệ sinh như tè, ị, đái, xi… hoặc thể hiện một dấu hiệu riêng nào đó mà cha mẹ đã quy định trước đó với bé khi muốn đi vệ sinh.
  • Bé đã biết cách ngồi bô thuần thục
  • Thời điểm giữa các lần đi tè của bé lớn hơn 2 giờ đồng hồ.

Nếu bé trai có ít hơn hoặc chưa có bất kỳ dấu hiệu nào trên đây thì cha mẹ không nên thúc ép bé. Thay vào đó hãy bình tĩnh theo dõi và chờ đợi bởi khi thời điểm tới, việc bỏ bỉm cho bé sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.

Với những bé đã có những dấu hiệu sẵn sàng, cha mẹ có thể tham khảo ngay cách bỏ bỉm cho bé trai với 4 bước đơn giản sau nhé:

Bước 1: Chuẩn bị tinh thần cho bé 

Trước khi quyết định bắt đầu bỏ bỉm cho bé, cha mẹ nên tìm cách thông báo trước với bé và giải thích rõ ràng để bé không bị bối rối. Mẹ có thể bắt đầu bằng cách cho trẻ xem các loại phim hoạt hoạt hình hoặc tranh ảnh về việc làm quen với nhà vệ sinh và cách đi tè không có bỉm. 

Cùng với những lời giải thích đơn giản, dễ thương của cha mẹ, bé sẽ dễ dàng tiếp thu và hưởng ứng việc này hơn.  Quá trình này nên được thực hiện trong khoảng 3 5 ngày. Trước khi đi ngủ, mẹ cũng nên nhắc nhở bé không nên đi tiểu trên giường, thay vào đó, có thể gọi mẹ nếu có nhu cầu đi nhà vệ sinh.

Chuẩn bị tinh thần cho bé trước khi bỏ bỉm
Mẹ nên chuẩn bị tinh thần cho trẻ khi quyết định bỏ bỉm ban đêm

Bước 2: Luyện cho bé đi bô trước khi ngủ 

Đây là bước quan trọng nhất để thực hiện hiệu quả, đúng cách bỏ bỉm ban đêm cho bé trai. Mục tiêu của bước này là giúp bé hình thành thói quen đi vệ sinh trước giờ đi ngủ, tránh việc đái dầm hoặc phải thức dậy nhiều lần trong đêm. 

Để luyện cho bé ngồi bô tè trước khi đi ngủ hiệu quả, mẹ nên tập thói quen này trước vào ban ngày. Khi bé hơn 1 tuổi là thời điểm thích hợp để mẹ bắt đầu cho bé làm quen với cảm giác và thói quen ngồi bô. Trung bình các bé có thể mất từ 1 đến 6 tháng để tự ngồi bô thành thạo.

Các bước luyện tập ngồi bô trước khi thực hiện cách bỏ bỉm ban đêm cho bé trai như sau:

Đầu tiên, hãy tập cho bé ngồi bô:

  • Trước khi luyện tập ngồi bô, mẹ nên giải thích cho trẻ về mục đích của công việc này, hãy dùng các từ ngữ đơn giản như một quy định ngầm giữa 2 mẹ con như: đi tè, bô bô, ị ị…
  • Mẹ có thể cho bé quan sát cách các anh chị lớn hơn đang sử dụng bô khi cần đi tè để bé học hỏi và làm theo khi có nhu cầu.
  • Sau vài ngày hướng dẫn, mẹ bắt đầu cho bé ngồi bô khi thức dậy vào buổi sáng. Hãy tập thói quen này cho bé mỗi ngày, mỗi lần vài phút hoặc đến khi nào bé thích thì tự đứng dậy.
  • Hướng dẫn cho bé ngồi bô khi muốn đi ị. Mẹ có thể quan sát hoặc tập thói quen đi ị cho bé vào một thời điểm nhất định trọng ngày, tốt nhất là sau bữa ăn sáng hoặc trưa. 
  • Sau khoảng 1 tuần, bé đã quen với ngồi bô để đi tè, mẹ hãy quan sát khoảng cách giữa các lần đi tè của bé là bao lâu. Thời điểm tốt nhất là 2 tiếng đến 2 tiếng rưỡi. Nếu khoảng cách dưới 2 tiếng, mẹ có thể tập cho trẻ chơi để quên đi cảm giác buồn tè và chỉ tè khi thực sự muốn. Nếu khoảng cách trên 2,5 tiếng, mẹ nên bổ sung thêm nước hoặc sữa cho bé vì có thể bé đang bị thiếu nước.
  • Khuyến khích, khen ngợi mỗi khi bé tè hoặc ị thành công trên bô.
Luyện tập cho bé ngồi bô
Khi luyện tập cho bé ngồi bô mẹ nên thật kiên nhẫn

Tiếp theo, tập cho bé đi tiểu ở nhà vệ sinh: 

Kích thước bồn cầu thường lớn hơn bô nên trước khi thực hiện bước này, mẹ nên chuẩn bị dụng hỗ trợ cho bé ngồi. Mẹ có thể hướng dẫn trẻ ngồi bồn cầu tương tự như cách ngồi bô. Quan trọng hơn, mẹ nên giữ nhà vệ sinh luôn sạch sẽ, thoáng mát và nhớ tạo cảm giác an toàn mỗi khi bé vào nhà vệ sinh.

Tập thói quen đi nhà vệ sinh cho bé
Tập thói quen đi nhà vệ sinh giúp bé tự giác hơn

Cuối cùng, tập thói quen cho trẻ đi vệ sinh đúng giờ:

Mẹ cần tập cho bé đi tiểu đúng giờ, đặc biệt là trước khi ngủ và sau khi thức dậy. Thời gian đầu, mẹ nên nhắc nhở và hướng dẫn bé ngồi bô tiểu trước khi lên giường ngủ mỗi ngày. Thời gian dài, bé sẽ hình thành thói quen và tự giác hơn.

Lưu ý:

  • Giai đoạn tập thói quen cho trẻ rất quan trọng và cần thời gian dài, vậy nên mẹ hãy kiên nhẫn, không nên quát mắng bé khi bé quên hoặc khó xi tè.
  • Hằng ngày nên thường xuyên nhắc nhở con ngồi bô để bé không quên thói quen này.
  • Với những bé khó xi tè, mẹ có thể khuyến khích bé tè khi đi tắm bởi tiếng nước chảy sẽ kích thích bàng quang co bóp và dễ đi tiểu hơn.
  • Mẹ có thể đặt bô gần giường ngủ của bé để bé không phải đi ra ngoài trong thời gian đầu, đặc biệt là nếu bé muốn đi tè lúc nửa đêm.

Bước 3: Bỏ hẳn bỉm đêm cho bé trai

Đây là bước cuối cùng để mẹ biết kết quả quá trình thực hiện cách bỏ bỉm ban đêm cho bé trai có đạt hiệu quả mong muốn không. Trước khi bắt đầu bỏ bỉm, mẹ hãy lấy một chồng bỉm và giải thích rằng từ nay chúng không còn được sử dụng nữa. Cùng với đó hãy nhắc nhở con về việc đi tè vào bô hoặc nhà vệ sinh và không nên tè dầm. Nếu bé có dấu hiệu căng thẳng, mẹ nên sử dụng các từ ngữ đơn giản hơn, giải thích để bé cảm thấy bình tĩnh hơn. 

Bỏ hẳn bỉm khi bé đã quen đi vệ sinh đúng cách
Bỏ hẳn bỉm ban đêm khi bé đã có thói quen đi vệ sinh đúng cách

Sau ngày đầu tiên thực hiện, nếu bé có tè dầm mẹ cũng không nên quát mắt con. Thay vào đó, hãy khuyến khích để bé có ý thức tốt hơn vào những ngày sau. Với những đêm bé không tè dầm, mẹ nên khen ngợi và có những phần thưởng để khích lệ bé làm tốt hơn.

Lưu ý:

  • Khi bắt đầu thực hiện cách bỏ bỉm ban đêm cho bé trai, mẹ cần chuẩn bị tâm lý sẽ bị ướt ga giường bất cứ khi nào. Hãy sử dụng miếng lót hoặc ga chống thấm để quá trình vệ sinh vào sáng hôm sau dễ dàng hơn.
  • Nên cho bé ăn tối sớm hơn và không nên cho bé uống sữa hoặc uống nước khoảng 2 tiếng trước khi đi ngủ. Lượng sữa uống buổi tối cũng nên giảm đi cho đến khi mẹ thực hiện thành công cách bỏ bỉm cho bé trai.

Bước 4: Tiếp tục theo dõi cho đến khi bé tự đi tiểu thành thục

Bước đầu khi mẹ đã thực hiện thành công cách bỏ bỉm ban đêm cho bé trai thì vẫn nên tiếp tục theo dõi cho đến khi bé tự đi tiểu thành thục. Bởi một số bé có thể dễ dàng quên đi thói quen đi tiểu nếu không được nhắc nhở thường xuyên. 

Nếu trong quá trình bỏ bỉm, bé thỉnh thoảng vẫn đái dầm thì mẹ không cần quá lo lắng. Bởi đây là tình trạng phổ biến và bình thường của trẻ nhỏ. Các thống kê khoa học cũng cho thấy, nhiều trẻ em vẫn tè dầm ban đêm cho đến 5 tuổi dù đã học được thói quen đi tiểu.

Trường hợp bé trên 6 tuổi vẫn không hình thành được thói quen đi tiểu thì mẹ nên đưa bé đến các cơ sở y tế để được thăm khám nhé.

Thời gian bỏ bỉm cho bé trai có thể dài hoặc ngắn phụ thuộc vào độ tuổi, tâm lý và cách hướng dẫn của cha mẹ. Hi vọng với cách bỏ bỉm ban đêm cho bé traiđược muabimchocon giới thiệu trên đây, mẹ đã có thêm những kiến thức bổ ích để quan sát và thực hiện cùng bé. Chúc các mẹ sớm thành công.

Bài viết liên quan