Tham vấn y khoa: Bác sĩ Đặng Thị Thu Thủy
TÓM TẮT
Bé cần bú bao nhiêu sữa là đủ?
Ở mỗi độ tuổi, bé sẽ có nhu cầu bú lượng sữa khác nhau. Chẳng hạn, trẻ sơ sinh 1 ngày tuổi cần bú 5 – 7ml (tương đương 8 – 12 cữ bú), trẻ 7 ngày tuổi cần 35ml (tương đương 8 – 12 cữ bú), trẻ 1 – 3 tháng tuổi cần 35 – 120ml (tương đương 6 – 8 cữ bú), trẻ 4 – 6 tháng cần 90 – 180ml (tương đương 5 – 6 cữ bú), còn trẻ 7 – 12 tháng cần khoảng 180 – 240ml (tương đương 3 – 4 cữ bú).
Bạn đang xem: Kabrita Việt Nam: Tăng lượng sữa cho bé bú bình hiệu quả
*Chú thích: Cách tăng lượng sữa cho bé bú bình*
Vì sao bé bú bình ít hoặc không chịu bú?
Biết rằng sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ nhỏ. Thế nhưng trong 1 vài trường hợp mẹ không đủ sữa hoặc phải quay trở lại công việc, thì việc cho bé bú bình là giải pháp hợp lý giúp con không bị thiếu hụt dưỡng chất. Tuy nhiên, không phải trẻ nào cũng dễ dàng làm quen và tiếp nhận một việc mới như bú bình. Vậy nên nếu bé nhà bạn gặp tình trạng bú bình ít hoặc bé không chịu bú bình, có thể con đang gặp các trở ngại dưới đây:
-
Núm vú bình sữa quá cứng: Một vài bé đã quen thuộc với núm vú mềm mại, ấm áp của mẹ. Vậy nên khi chuyển sang núm vú giả, trẻ sẽ cảm thấy núm vú cứng hơn, không có sự ấm áp và khó ngậm bắt vú, gây ra cảm giác xa lạ và chán bú.
-
Bé chưa quen với việc bú bình: Ở giai đoạn đầu đời, bất kỳ sự thay đổi nào trẻ cũng cần thời gian làm quen và tiếp nhận. Vì vậy, bé bú bình ít cũng có thể do con chưa quen với việc này và chưa biết cách bú bình hiệu quả.
-
Bé chưa đói: Thông thường, trẻ chỉ sẵn sàng bú khi con thực sự đói. Vậy nên việc con không hợp tác khi bú bình có thể do con còn no ở cữ bú trước. Điều này trái ngược với việc trước đây con rất thích ti mẹ, khiến mẹ hiểu lầm con nhanh đói và bú nhiều nhưng thực ra con chỉ thích cảm giác mút mát và đang tìm cảm giác ấm áp khi nằm trong lòng mẹ mà thôi.
-
Bé không thích vị của sữa công thức: Trẻ con cũng có khẩu vị riêng. Vậy nên nếu mẹ chọn sữa công thức không phải hương vị trẻ yêu thích sẽ khiến con khó tiếp nhận và bỏ bú.
-
Bé đang mọc răng: Mọc răng là một nguyên nhân khác khiến trẻ đang bú bình đột nhiên chán bú. Bởi khi nhú những chiếc răng đầu tiên, trẻ sẽ cảm thấy ngứa, sưng đau và khó chịu. Vậy nên việc cử động cơ hàm và nướu để bú khiến trẻ đau đớn, từ đó chán bú hoặc chỉ cầm bình và cắn núm vú để làm dịu cơn đau.
-
Sức khỏe của bé gặp vấn đề: Nếu trước đây trẻ có thể bú bình khỏe nhưng đột nhiên bỏ bú thì có thể con đang gặp một vài vấn đề về sức khỏe như cảm lạnh, cảm cúm, nhiễm trùng tai, viêm họng, tưa miệng, các vấn đề về tiêu hóa (táo bón, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa),… Lúc này, không chỉ bỏ bú mà cơ thể trẻ còn uể oải, mệt mỏi và quấy khóc nhiều.
*Chú thích: Cách tăng lượng sữa cho bé bú bình hiệu quả*
Mách mẹ 4 cách tăng lượng sữa cho bé bú bình hiệu quả
Xem thêm : Bầu ăn mì cay được không? Những điều cần lưu ý
Dưới đây là tổng hợp các cách tăng lượng sữa cho bé sơ sinh bú bình hiệu quả mà các bậc phụ huynh nên biết:
Không cho bé bú sữa vào ban đêm
Việc được bú đêm sẽ khiến con no và không chịu bú vào ban ngày. Vì vậy mẹ có thể cai bú đêm cho trẻ và dành hẳn lượng sữa ban đêm vào ban ngày. Theo đó, cách tăng lượng sữa cho bé bú bình này sẽ bắt đầu có tác dụng sau tuần khủng hoảng thứ 12 của trẻ.
Mẹ thử tăng 30ml sữa ở mỗi cữ bú
Hiểu rằng mẹ luôn mong muốn tìm cách tăng lượng sữa cho bé sơ sinh bú bình, tuy nhiên mẹ không nên tăng vọt lượng sữa lên bởi dễ khiến bé sốc, từ đó ám ảnh và bỏ bú. Theo đó, mỗi cữ, mẹ chỉ nên tăng lượng sữa lên khoảng 30ml và theo dõi sự tiếp nhận của trẻ. Nếu con thoải mái tiếp nhận thì mẹ cứ tăng đều với lượng sữa như trên. Ngược lại, nếu thấy con chán nản và chỉ uống khoảng 1 nửa, mẹ nên dừng lại và duy trì ở mức tiếp nhận này.
Giảm thời gian cho trẻ bú bình
Nếu trẻ có thể bú nhiều tuy nhiên khá lâu, mẹ có thể rút ngắn thời gian bú sữa dưới 30 phút bằng cách cất bình sữa đi khi đạt thời gian nhất định. Khi thực hiện cách này lặp đi lặp lại, trẻ sẽ có cảm giác đói nhanh, thèm bú và sẽ bú nhanh hơn vào những lần sau.
Chọn sữa công thức hợp khẩu vị, mát dịu với hệ tiêu hóa
Việc chọn sữa phù hợp với khẩu vị của trẻ là điều vô cùng quan trọng giúp trẻ thèm bú và uống ngon miệng hơn. Đối với trẻ bú sữa công thức, mẹ nên chọn loại sữa có hương vị thanh nhạt tự nhiên, tạo cảm giác quen thuộc để trẻ thích thú khi uống. Đồng thời đừng quên ưu tiên sữa chứa công thức dinh dưỡng nâng niu hệ tiêu hóa của con, giúp con tiêu hóa nhanh, từ đó nạp bữa ăn mới nhanh hơn, bú nhiều lần hơn, về lâu dài sẽ hỗ trợ tăng trưởng toàn diện.
Gợi ý đến mẹ sữa dê Kabrita nhập khẩu nguyên lon từ Hà Lan – sản phẩm được nhiều bậc phụ huynh tin chọn. Kabrita có mùi thơm nhẹ, vị ngọt thanh tự nhiên, phù hợp với khẩu vị của trẻ em Việt.
Chưa kể, sữa dê Kabrita còn sở hữu công thức cải tiến độc quyền đầy ấn tượng:
-
Thành phần sữa dê chỉ chứa đạm quý A2 Beta-casein, không chứa A1 Beta-casein (loại đạm dễ gây rối loạn tiêu hóa có nhiều ở sữa bò) cùng hàm lượng αs1-casein cực thấp (chỉ đủ để tạo ra các mảng sữa đông mềm lỏng). Nhờ đó, sữa giúp trẻ dễ hấp thu, đồng thời hạn chế các bệnh về tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy, nôn trớ, đầy bụng,…
-
Chứa dưỡng chất Oligosaccharides và Nucleotide tự nhiên, có khả năng tăng cường đề kháng, loại bỏ các mầm bệnh bám dính, cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Từ đó mang lại khả năng tăng cường đề kháng vượt trội, ít ốm vặt và thoải mái ăn uống, tạo tiền đề để phát triển khỏe mạnh.
-
Xem thêm : Những công dụng tuyệt vời của yến sào đối với trẻ em
Tỷ lệ đạm Whey:Casein tối ưu, phù hợp với từng độ tuổi, hạn chế tình trạng dung nạp quá nhiều đạm gây rối loạn tiêu hóa, táo bón, thừa cân,…
-
Ngoài ra, hàm lượng GOS dồi dào giúp cải thiện hoạt động của nhu động ruột, cùng với DHA, AA giúp cải thiện thị lực, phát triển thần kinh và 22 loại vitamin và khoáng chất giúp con yêu tăng trưởng toàn diện ngay từ những năm tháng đầu đời.
*Chú thích: Cách tăng lượng sữa cho bé sơ sinh*
Các mẹo hay giúp bé bú sữa nhiều hơn
Để giúp bé bú sữa nhiều hơn, mẹ nên thực hiện các mẹo sau đây:
Thay núm ti mềm và có kích cỡ lớn hơn
Nếu trẻ chuyển từ bú mẹ sang bú bình, mẹ nên thay cho con ti giả mềm mại, gần giống với núm vú mẹ nhất, được làm từ chất liệu mềm dẻo, an toàn để con dễ dàng tiếp nhận. Đồng thời, mẹ nên thay kích cỡ núm vú phù hợp từng độ tuổi. Bởi con càng lớn, nhu cầu và khả năng bú càng phát triển, núm vú nhỏ sẽ khiến trẻ khó chịu và dễ bị đầy hơi.
Để bé thực sự đói
Ép trẻ bú không phải là cách tăng lượng sữa cho bé bú bình hiệu quả. Thay vào đó, mẹ nên cho con thực sự đói để con uống nhiều và ngon miệng hơn. Nếu cách cai ti đêm vẫn không hiệu quả, mẹ có thể giãn cách thời gian giữa mỗi cữ bú.
Hạn chế để bé nuốt nhiều hơi khi bú bình
Dạ dày của trẻ sơ sinh khá bé, vì vậy nếu chứa nhiều không khí sẽ rất dễ căng đầy, gây đầy hơi, nôn trớ, ọc sữa, no giả,… khiến bé bú kém đi. Vậy nên để hạn chế việc bé nuốt nhiều hơi, mẹ có thể bế bé sát người, cho miệng bé bám sát vào núm vú cao su, chọn núm vú phù hợp với khuôn miệng và kiểm soát dòng sữa chảy nhanh – chậm hiệu quả. Đồng thời đừng quên vỗ ợ hơi sau khi trẻ bú bình nhé.
Vỗ ợ hơi cho trẻ sau khi bú bình
Nếu con uống sữa quá ít, không được như mẹ mong muốn, mẹ có thể vỗ ợ hơi cho trẻ. Nhờ vỗ ợ hơi, trẻ sẽ tống được không khí đang bị kẹt trong dạ dày ra ngoài, giải phóng thể tích dạ dày, cho bé uống ngon, no lâu hơn.
Cho trẻ vận động thường xuyên
Ngoài là giải pháp hiệu quả giúp trẻ tiêu hao năng lượng và nhanh đói, vận động còn giúp hỗ trợ nhu động ruột, cho trẻ tiêu hóa tốt, giảm tình trạng đầy hơi, khó tiêu, nôn trớ,… Chưa kể, vận động còn giúp hệ xương thêm cứng cáp và dẻo dai, nhờ đó trẻ dễ dàng phát triển được các động tác như ngồi, bò, trườn, đi, đứng sau này.
*Chú thích: Cách tăng lượng sữa cho bé bú bình*
Tỏ ra nghiêm túc khi cho trẻ bú bình
Thái độ của bố mẹ cũng góp phần giúp trẻ tăng lượng sữa bú bình thành công. Bởi nhiều phụ huynh thường mềm lòng, dễ dàng cho con bú mẹ khi trẻ quấy khóc khiến trẻ ỷ lại và làm chậm quá trình tiếp nhận bú bình. Do đó, bố mẹ phải thực sự nghiêm túc và kiên nhẫn, tuy nhiên không gắt gỏng hay bắt ép trẻ uống mà thay vào đó hãy trò chuyện và không tiếc lời khen sau khi con hoàn thành tốt.
Trên đây là những cách tăng lượng sữa cho bé bú bình hiệu quả, giúp trẻ hấp thu tốt, tăng cân ổn định mà mẹ nên tham khảo và áp dụng. Hy vọng với những thông tin trên, Kabrita đã giúp mẹ có thêm nhiều mẹo nuôi con khỏe trong giai đoạn đầu đời của trẻ nhé!
- Trẻ sơ sinh lười bú mẹ nên làm gì để khắc phục?
- Khi nào nên cai sữa cho bé? 6 cách cai sữa hiệu quả
- Nuôi con bằng sữa công thức có tốt không và lời khuyên dành cho mẹ
Nguồn: https://muabimchocon.com
Danh mục: Tư Vấn