Chảy máu mũi có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, từ nhẹ đến nặng, từ tự cầm cho đến cần nhập viện và can thiệp ngoại khoa. Đây cũng là bệnh lý cấp cứu thường gặp nhất trong chuyên khoa Tai Mũi Họng, thường xảy ra ở trẻ em và người lớn từ 50-80 tuổi.
Theo PGS.TS.BS. Hồ Văn Hữu, Trung tâm Tai Mũi Họng Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM, nhiều người bị chảy máu mũi không rõ nguyên nhân. Thường chảy máu mũi nhẹ, tự cầm, xảy ra ở mùa khí hậu khô nóng hoặc mùa đông. Tuy nhiên, chảy máu mũi cũng có thể là triệu chứng của bệnh lý tiềm ẩn, nặng nề và có thể gây tử vong. Vậy làm sao để biết khi nào cần can thiệp điều trị và khi nào là biểu hiện của bệnh nghiêm trọng? Làm thế nào để xử trí chảy máu mũi?
Bạn đang xem: Chảy máu mũi (máu cam): Nguyên nhân, triệu chứng và chẩn đoán
TÓM TẮT
Chảy máu mũi là gì?
Chảy máu mũi, hay chảy máu cam, là tình trạng máu chảy ra từ một hoặc cả hai bên hốc mũi. Máu thường chảy từ một bên mũi, nhưng nếu chảy máu lượng nhiều, nhanh chóng, máu có thể chảy qua cả mũi còn lại. Chảy máu mũi có thể xuất phát từ lỗ mũi trước hoặc chảy ra sau xuống họng. Có thể phân biệt chảy máu từ đường hô hấp dưới hoặc tiêu hóa thoát qua đường mũi.
Phân loại chảy máu mũi
Có thể phân loại các thể bệnh của chảy máu mũi như sau:
- Chảy máu mũi nguyên phát hoặc thứ phát.
- Chảy máu mũi cấp tính hoặc tái diễn.
- Chảy máu mũi do nguyên nhân tại chỗ hoặc hệ thống.
Chảy máu mũi đa số không có nguyên nhân rõ ràng
Vị trí chảy máu mũi
Tình trạng chảy máu mũi thường được phân thành chảy máu mũi trước hoặc sau:
- Chảy máu mũi trước: Máu chảy ra từ lỗ mũi phía trước, thường xuất phát từ vị trí trước dưới của vách ngăn mũi. Máu chảy ra thường ít và đa số tự cầm.
- Chảy máu mũi sau: Máu chảy ra xuống họng khiến bệnh nhân khạc ra máu. Thường xuất phát từ nhánh sau ngoài của động mạch bướm khẩu cái. Đôi khi có trường hợp chảy máu nặng ở nhóm này.
Nguyên nhân chảy máu mũi (chảy máu cam)
Nguyên nhân chảy máu mũi có thể được phân thành nguyên nhân tại chỗ hoặc toàn thân.
1. Nguyên nhân tại mũi:
-
Xem thêm : Có bầu uống nước sâm bông cúc được không? Ai không nên uống sâm bông cúc?
Tự phát: Đây là nguyên nhân chiếm đa số, có thể liên quan tới khí hậu nắng nóng khô. Nhiệt độ tăng cao khi thời tiết nắng nóng khiến các mao mạch ở mũi bị giãn nở quá mức và máu chảy ra ngoài. Đây là lý do chảy máu mũi thường xảy ra vào mùa hè.
-
Chấn thương mũi: Thói quen ngoáy mũi gây tổn thương trực tiếp mạch mũi hoặc gây viêm loét niêm mạc mũi. Dị vật mũi hoặc chấn thương mũi cũng có thể gây chảy máu. Chấn thương mũi xoang cũng có thể gây chảy máu nặng.
-
Viêm mũi xoang: Các bệnh như cảm lạnh, viêm mũi xoang dị ứng, polyp mũi có thể là nguyên nhân gây chảy máu mũi. Phản ứng viêm làm tăng sinh mạch máu, viêm thành mạch máu và các phản ứng xì mũi mạnh làm tăng nguy cơ chảy máu mũi.
-
Khối u mũi xoang: Chảy máu do khối u vùng mũi thường ít gặp và có triệu chứng khác như nghẹt mũi một bên, dịch tiết mũi nhuộm máu. Đặc biệt xuất hiện ở nam giới, tuổi dậy thì có thể là u xơ vòm mũi họng.
-
Bất thường cấu trúc mũi: Gai, vẹo hoặc thủng vách ngăn mũi có thể ảnh hưởng luồng khí vào mũi và gây chảy máu mũi.
-
Do biến chứng y khoa: Tổn thương mạch máu trong lúc phẫu thuật hoặc đặt ống sonde mũi dạ dày cũng có thể gây chảy máu.
-
Xem thêm : Thời gian tốt nhất để mẹ bầu uống vitamin là khi nào?
Thuốc xịt mũi hoặc hít cocain: Việc lạm dụng thuốc xịt mũi làm khô mũi và gây chảy máu mũi.
2. Nguyên nhân toàn thân:
-
Bệnh rối loạn đông cầm máu: Những bệnh như sốt xuất huyết, bệnh Hemophilia, xuất huyết giảm tiểu cầu có thể gây chảy máu tự phát và lan tỏa.
-
Sử dụng thuốc chống đông máu: Sử dụng thuốc chống đông như heparin, wafarin, aspirin, clopidogrel có thể làm ảnh hưởng đến chức năng đông cầm máu và tăng nguy cơ chảy máu.
Viêm mũi xoang có thể dẫn đến chảy máu mũi
Dấu hiệu cảnh báo chảy máu mũi
Triệu chứng chảy máu mũi khó có dấu hiệu cảnh báo trước. Tuy nhiên, có một số dấu hiệu mà người bệnh có thể quan sát để nhận biết:
- Đối với chảy máu mũi trước:
- Cảm thấy ướt mũi.
- Máu chảy ra từ mũi hoặc rỉ máu khi dùng khăn.
- Dịch mũi kèm máu.
- Đối với chảy máu mũi sau:
- Hay nuốt phải dịch chảy xuống họng.
- Có hành vi khịt mũi và nuốt dịch.
- Cảm thấy dịch có vị tanh của máu.
- Khi khạc ra thấy dịch màu đỏ tươi hoặc đỏ hồng.
Cách chữa chảy máu mũi
Cách chữa trị chảy máu mũi phụ thuộc vào mức độ, nguyên nhân và vị trí chảy máu mũi.
- Điều trị cầm máu:
- Sử dụng thuốc cầm máu hoặc bóp mũi để ngừng chảy máu.
- Nhét vật liệu cầm máu vào mũi hoặc đốt điểm chảy máu để kiểm soát tình trạng chảy máu.
- Thực hiện phẫu thuật khi các biện pháp trên không hiệu quả.
- Điều trị nguyên nhân:
- Sử dụng thuốc xịt mũi hoặc điều trị các bệnh lý như cảm lạnh, viêm mũi xoang để giảm triệu chứng chảy máu mũi.
- Điều trị các bệnh lý toàn thân hoặc sử dụng các phương pháp bổ sung vitamin C, vitamin K để ngừng chảy máu.
- Thực hiện các biện pháp phòng ngừa.
Cách phòng ngừa chảy máu mũi
Để phòng ngừa chảy máu mũi do nguyên nhân lành tính, nên chú ý như sau:
- Không ngoáy mũi, cạy gỉ mũi, nhổ lông mũi.
- Không xì mũi mạnh.
- Ăn uống đủ chất, đặc biệt là các thực phẩm giàu vitamin C, vitamin K.
- Hạ nhiệt cơ thể khi thời tiết nắng nóng.
- Trong thời tiết khô lạnh, sử dụng máy xông hơi để làm ẩm không khí.
- Tiêm vắc xin cúm và đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà.
- Không hút thuốc lá và tiếp xúc với các chất độc hại.
- Thực hiện lối sống lành mạnh và hạn chế căng thẳng, stress.
- Thăm khám sức khỏe định kỳ hàng năm để phát hiện sớm các bất thường và điều trị kịp thời.
Đôi khi chảy máu mũi xảy ra bất ngờ, không đáng lo ngại. Hãy sơ cứu cầm máu đúng cách và tiếp tục theo dõi. Nếu chảy máu tái diễn nhiều lần, nên đi bệnh viện để tìm nguyên nhân và điều trị phù hợp.
Nguồn: https://muabimchocon.com
Danh mục: Tư Vấn