Bé 6 tháng bú bao nhiêu là đủ? Mẫu thời gian biểu cho bé bú

Trẻ 6 tháng tuổi tiếp tục nhận sữa mẹ hoặc sữa công thức là nguồn dinh dưỡng chính. Tuy nhiên, khi bé bước vào độ tuổi này, lượng sữa và thời gian bú sẽ có sự thay đổi. Vậy bé 6 tháng bú bao nhiêu là đủ? Hãy cùng tìm hiểu để giúp bé phát triển tốt nhé!

Đặc điểm của trẻ 6 tháng tuổi

Về cân nặng, chiều cao

So với khi mới sinh, trẻ 6 tháng tuổi đã tăng gấp đôi cân nặng. Trung bình, bé gái có trọng lượng từ 5,7 – 9,3kg và bé trai từ 6,4 – 9,8kg. Chiều cao của bé gái dao động từ 61,2 – 70,3cm và bé trai là từ 63,3 – 71,9cm.

Về thời gian ngủ

Ở độ tuổi này, trẻ thường ngủ khoảng 11 giờ vào ban đêm, có thể thức dậy một lần trong đêm để bú. Vào ban ngày, bé có thể ngủ khoảng 2 – 3 giấc ngắn, từ 30 phút đến 2 giờ mỗi giấc.

Về khả năng vận động

Trẻ 6 tháng đã có thể ngồi một mình, lật người từ tư thế nằm ngửa sang nằm sấp và ngược lại. Một số bé có thể di chuyển từ chỗ này qua chỗ khác bằng cách lăn. Bé cũng có thể trườn và đứng lên. Khi quan sát, cha mẹ sẽ thấy bé chống tay, co duỗi chân khi nằm sấp.

Sự phát triển của các giác quan

Thính giác và thị giác của trẻ đều phát triển rõ rệt hơn so với giai đoạn trước. Đặc biệt, bé có dây thần kinh trong miệng nhạy hơn nhiều so với ngón tay. Điều này có nghĩa là bé sẽ ngậm đồ vật bằng miệng thay vì cầm đồ vật trong tay. Cha mẹ sẽ thấy bé sẵn sàng đưa mọi thứ vào miệng.

Về hành vi

Bé dễ bị phân tâm bởi những sự vật, sự việc mới. Bé thích ngắm chính mình trong gương và có thể mút ngón tay, thậm chí ngón chân để thư giãn. Bé đã nhận biết mọi người và các vật xung quanh. Bé cảm thấy thoải mái với những người quen thuộc và đồ chơi yêu thích. Tuy nhiên, bé có thể cảm thấy sợ hãi khi gặp những người lạ.

Về khả năng ngôn ngữ

Bé thích cười và ôm ấp giao tiếp với mọi người. Bé đã có thể bập bẹ những tiếng như “mama”, “baba”. Bé cũng biết thể hiện cảm xúc bằng cách thay đổi giọng điệu.

Bé 6 tháng bú bao nhiêu là đủ?

Với bé 6 tháng, dạ dày của bé đã phát triển hơn, lượng sữa cần bú hàng ngày khoảng 750 – 900ml, chia thành 5 lần bú. Mỗi lần bú khoảng 120 – 180ml sữa. Thời gian giữa các lần bú là 3 – 4 tiếng.

Tuy nhiên, lượng sữa bé cần bú mỗi ngày có thể khác nhau tùy thuộc vào cân nặng, sức khỏe và chế độ dinh dưỡng của bé. Nếu bé đã bắt đầu ăn dặm, lượng sữa bé bú sẽ ít hơn. Theo thời gian, bé sẽ ngừng hoàn toàn việc bú sữa. Tuy nhiên, sau khi chuyển đổi sang ăn dặm, bé vẫn có thể thích bú mẹ vì những lý do khác.

Công thức tính lượng sữa cho bé 6 tháng theo cân nặng

Nếu bé vẫn chỉ bú sữa mẹ hoặc sữa công thức khi 6 tháng tuổi, bạn có thể sử dụng công thức sau để tính lượng sữa cần cho bé mỗi ngày hoặc mỗi lần bú.

Công thức tính tổng lượng sữa bé cần bú mỗi ngày:
Tổng lượng sữa 1 ngày = Cân nặng của bé (kg) x 150ml

Công thức tính lượng sữa bé cần bú mỗi lần bú:
Lượng sữa 1 lần bú = 2/3 x cân nặng của bé (kg) x 30ml

Ví dụ: Nếu bé nặng 7kg thì:

  • Tổng lượng sữa cần cho bé là: 7 x 150 = 1050ml sữa/ngày.
  • Lượng sữa cần cho bé mỗi lần bú là: 2/3 x 7 x 30 = 140ml sữa/lần.

Lượng sữa bé 6 tháng cần bú sẽ giảm khi bé ăn dặm

Mặc dù sữa mẹ hoặc sữa công thức vẫn là nguồn dinh dưỡng chính đối với bé 6 tháng tuổi, nhưng khi bé bắt đầu ăn dặm, lượng sữa cần bú sẽ giảm dần. Bé sẽ nhận năng lượng và chất dinh dưỡng từ thức ăn đặc.

Bắt đầu, bé chỉ cần một lượng thức ăn nhỏ mỗi ngày. Đây là giai đoạn bé làm quen với mùi vị và kết cấu mới, học cách di chuyển thức ăn trong miệng và học cách nuốt.

Khi bé đã làm quen với thức ăn đặc hơn, lượng sữa mà bé cần bú mỗi ngày sẽ giảm. Nếu thấy bé ăn nhiều hơn và bú ít hơn 120 – 180ml sữa/lần, hoặc thời gian mỗi lần bú ngắn hơn so với trước đó, mẹ không cần quá lo lắng.

Mẫu lịch trình cho bé 6 tháng tuổi ăn

Mỗi đứa trẻ có thể có một thời gian biểu sinh hoạt khác nhau. Dưới đây là 2 mẫu lịch trình cho bé 6 tháng tuổi để mẹ tham khảo:

Mẫu lịch trình cho bé 6 tháng tuổi bú sữa hoàn toàn:

  • 6:00: Bé thức dậy, bú sữa và chơi.
  • 8:00: Giấc ngủ ngắn ban ngày 1.
  • 10:00: Bé thức dậy, bú sữa và chơi.
  • 12:00: Giấc ngủ ngắn ban ngày 2.
  • 14:00: Bé thức dậy, bú sữa và chơi.
  • 16:00: Bé ngủ thêm một giấc ngắn.
  • 16:30: Thời gian vui chơi.
  • 18:00: Hình thành thói quen đi ngủ.
  • 19:30: Bé bú sữa và đi ngủ.

Mẫu lịch trình cho bé 6 tháng tuổi đã ăn dặm:

  • 7:00: Bé thức dậy, bú sữa và vui chơi.
  • 9:00: Bé ngủ trưa.
  • 10:00: Cho bé bú sữa.
  • 10:30: Thời gian vui chơi.
  • 11:00: Cho bé làm quen với thức ăn dặm.
  • 11:30: Thời gian vui chơi.
  • 12:30: Bé ngủ trưa.
  • 14:00: Bé thức dậy và bú sữa.
  • 14:30: Thời gian vui chơi.
  • 16:30: Bé bú sữa.
  • 17:30: Cho bé làm quen với thức ăn dặm.
  • 18:30: Hình thành thói quen đi ngủ.
  • 19:00: Bé bú sữa.
  • 19:30: Đi ngủ.

Cha mẹ cần lưu ý một số điều khi xây dựng thời gian sinh hoạt cho bé 6 tháng đang tập ăn dặm:

  • Hầu hết trẻ 6 tháng bú 3 – 4 giờ một lần và ngủ 2 – 3 giấc ngủ ngắn vào ban ngày. Cha mẹ nên tìm thời điểm thuận tiện nhất để bé làm quen với thức ăn mới, bắt đầu từ một lần mỗi ngày và tăng dần lên 2 – 3 lần/ngày sau một vài tuần.
  • Cha mẹ nên cho bé ăn thức ăn đặc khi bé tỉnh táo, có tâm trạng tốt.

Dấu hiệu mẹ nên biết khi cho bé bú

Dấu hiệu bé đói

Cha mẹ nên để ý những dấu hiệu sau và cho bé bú hoặc ăn ngay khi nhận thấy chúng:

  • Bé nắm tay và đưa lên miệng.
  • Bé quay đầu tìm vú.
  • Bé mút tay hoặc liếm môi.
  • Bé mở và đóng miệng liên tục.
  • Bé nhăn nhó, đập tay.
  • Bé phấn khích khi nhìn thấy thức ăn.
  • Bé vơ vẩn hoặc chỉ vào thức ăn.

Nhiều người nghĩ rằng bé chỉ khóc khi đói. Nhưng thực tế, đó là dấu hiệu cuối cùng bé đã đói. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường cho thấy dấu hiệu cần được cho ăn bằng nhiều cách trước khi bắt đầu khóc. Cha mẹ nên nhận biết các dấu hiệu này và cho bé bú/ăn sớm trước khi bé khó chịu đến mức khóc lóc.

Dấu hiệu bé no

Dấu hiệu bé no bao gồm:

  • Bé nhả núm vú/ngậm miệng khi được cho ăn.
  • Bé quay đầu khi được cho ăn.
  • Bé dùng lưỡi đẩy thức ăn ra khỏi miệng.
  • Bé thả lỏng cơ thể và mở nắm tay.

Nếu bé đã bú hết sữa ở một bên ngực, mẹ có thể cho bé ợ hơi và thay tã cho bé nếu cần, sau đó cho bé bú bên còn lại. Nếu bé không hứng thú hoặc không muốn ngậm ti, có thể bé không còn đói nữa. Một số bé có thể bú sữa ở cả 2 bên ngực, trong khi những bé khác chỉ cần bú một bên.

Việc quan tâm đến lượng sữa bé cần bú là một thách thức, đặc biệt là khi bé bắt đầu ăn dặm. Tuy nhiên, cha mẹ không cần quá lo lắng. Nếu bé tăng trưởng đều đặn, đạt được các mốc về chiều cao, cân nặng bình thường, làm ẩm 8 – 9 tã/ngày, phân mềm và màu vàng tươi, có nghĩa là bé đã đủ lượng sữa cần thiết.

Bài viết liên quan