Mèo mang thai có nên tắm không? Chăm sóc cho mèo mang thai như thế nào?

Mang thai và sinh con là một quá trình vất vả, không chỉ đối với con người mà còn với các loài động vật khác. Với những người nuôi mèo, khi người bạn bốn chân này bước vào thời kỳ mang thai, bạn cần có đủ kiến thức để chăm sóc chúng “vượt cạn” thành công. Vậy mèo mang thai bao lâu? Chăm sóc như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây!

Làm thế nào để biết mèo của bạn đang mang thai?

Đặc tính sinh sản của mèo

Với loài mèo, thời điểm bắt đầu có khả năng sinh sản rơi vào khi chúng được 5 – 9 tháng tuổi, hoặc đạt số cân nặng là 2 – 3 kg. Thông thường, khi một chú mèo có hàm răng hoàn chỉnh vào khoảng 5 tháng tuổi, đó là lúc chúng có thể sinh sản.

Mèo cái có thể mang thai ngay khi bước vào thời kỳ động dục. Biểu hiện động dục ở loài mèo là: thích đùa nghịch, âu yếm với mèo đực, bắt đầu hành kinh, thích lăn tròn ra sàn nhà, kêu to và dai dẳng.

Chu kỳ động dục và giao phối để sinh sản của mèo thường diễn ra trong 21 ngày, trong đó giai đoạn động dục kéo dài 7 ngày. Nếu trong thời gian này chúng không gặp được mèo đực hoặc chưa mang thai, thì chu kỳ sẽ trở lại sau khoảng 4 – 6 tuần.

Loài mèo sinh sản chủ yếu vào các mùa ấm áp như mùa xuân và mùa hè, tuy nhiên, khi được chăm sóc đầy đủ trong điều kiện thời tiết ổn định, chúng có thể sinh sản quanh năm. Trung bình mỗi năm, một chú mèo cái sinh được khoảng 3 lứa.

Dù bắt đầu tuổi sinh sản từ sớm, thời điểm tốt nhất để mèo giao phối và mang thai là khoảng 18 tháng tuổi. Lúc này, cơ thể chúng đã phát triển hoàn thiện, đủ khả năng để sinh sản và đảm bảo cả sức khoẻ của mèo con lẫn mèo mẹ.

Dấu hiệu mèo mang thai

Trong quá trình nuôi mèo, người nuôi cần lưu ý quan sát và nắm bắt kịp thời khi mèo mang thai. Biết được điều này sẽ giúp bạn chuẩn bị và chăm sóc mèo tốt hơn, tránh xảy ra các trường hợp đáng tiếc.

Thường khi mèo cái bắt đầu mang thai, có những sự thay đổi về cơ thể, hành vi và tính cách. Nếu chịu khó quan sát, bạn sẽ dễ dàng nhận biết một chú mèo có mang thai hay không qua các dấu hiệu như:

  • Khi thấy mèo không còn các biểu hiện kỳ lạ như kêu meo meo kéo dài, lăn tròn, hành kinh,… như trong quá trình động dục, bạn cần chú ý hơn và quan sát kỹ xem mèo có dấu hiệu mang thai hay không.
  • Khi mang thai, mèo sẽ ngủ nhiều hơn bình thường. Nếu bạn thấy chúng thường xuyên biến mất và tìm thấy chúng đang nằm ngủ ở một nơi yên tĩnh nào đó, thì đó có thể là biểu hiện của việc mang thai.
  • Mèo mang thai cũng ăn nhiều hơn bình thường. Bạn sẽ thấy khẩu phần ăn hằng ngày không đủ cho chúng.
  • Mèo trở nên thân thiện và quấn chủ hơn, chúng yên tĩnh hơn và rất thích được vuốt ve.
  • Về cơ thể, quan sát phần núm vú của mèo. Nếu thấy hồng lên, căng và to ra, thậm chí tiết ra sữa, thì chắc chắn mèo đã mang thai.
  • Nhìn bề ngang của mèo. Khi có “em bé”, phần bụng của chúng sẽ to ra, lưng trũng xuống. Đây là đặc điểm khác với mèo tăng cân bình thường, vì nếu tăng cân thì chúng sẽ mập ra đều chứ không chỉ riêng phần bụng.
  • Nhiều chú mèo sẽ bị nghén, buồn nôn và nôn ra thức ăn.

Các thay đổi về cơ thể thường sẽ đến muộn hơn so với hành vi và tính cách. Thường các dấu hiệu về bụng to ra, đầu ti có sữa sẽ đến khi mèo mang thai được khoảng 1 tháng. Sau khi nắm được dấu hiệu mang thai và thời gian mèo mang thai bao lâu, bạn có thể tính toán được ngày sinh để chăm sóc mèo tốt hơn.

Mèo mang thai bao lâu thì đẻ?

Người nuôi cần nắm được mèo mang thai để chuẩn bị tốt cho quá trình sinh nở. Theo đó, trung bình thai kỳ của mèo sẽ diễn ra từ 55 – 71 ngày, tùy vào đặc điểm của từng giống mèo mà mèo mang thai bao lâu sẽ có thể khác nhau một chút. Trung bình, mèo cái có thể sinh được 3 – 6 con/1 lứa đẻ.

Trong quá trình mèo mang thai, bạn nên theo dõi sát sao và chăm sóc chúng kỹ lưỡng theo từng giai đoạn của thai kỳ. Mặc dù thường thì mèo mẹ có thể tự sinh con, nhưng cũng có nhiều mèo con hoặc bé gặp vấn đề sức khỏe khiến chúng khó sinh. Người nuôi cần chủ động lưu ý các vấn đề này để hỗ trợ kịp thời.

Đặc điểm sinh sản của mèo

Một số lưu ý cần nắm về quá trình sinh sản của mèo

  • Nếu bạn không muốn mèo mang thai và sinh con hoặc không đủ khả năng nuôi thêm, hãy mang chúng đi triệt sản trước khi chúng bước vào giai đoạn động dục.
  • Nhiều chú mèo có thể bắt đầu mang thai từ khi mới 4 tháng tuổi.
  • Tránh nuôi mèo khác giới cùng huyết thống với nhau. Nếu có nuôi, tránh cho chúng giao phối và sinh con, vì họ hàng giao phối sẽ kém chất lượng và có nguy cơ dị tật.
  • Khi mèo cái đã từ 6 – 8 tuổi, tránh để mèo tiếp tục sinh sản vì chúng không còn đủ sức khoẻ để làm tốt công việc này.
  • Mèo hoang sẽ có thời kỳ động dục sớm hơn so với mèo nhà. Bên cạnh đó, các giống mèo lai cũng động dục sớm hơn mèo thuần chủng.
  • Mèo khi mang thai cũng sẽ có các dấu hiệu về cơ thể như nôn ói, nôn khan, âm đạo tiết ra dịch. Tuy nhiên, nếu vấn đề quá nghiêm trọng, mèo bỏ ăn và ảnh hưởng tới sức khoẻ, bạn nên đưa chúng đi khám thú y.

Chăm sóc mèo mang thai đúng cách

Khi nhận thấy dấu hiệu mèo có thể mang thai, điều đầu tiên bạn nên làm là đưa chúng đi khám bác sĩ thú y. Nếu chú mèo của bạn được xác nhận đã mang thai, hãy xin tư vấn từ các bác sĩ để có phương pháp chăm sóc tốt nhất.

Ngoài ra, nếu bạn quá bận rộn hoặc gặp khó khăn trong việc đưa mèo tới phòng khám, bạn có thể tham khảo các cách chăm sóc dưới đây:

Chế độ dinh dưỡng

Khi bước vào thai kỳ, mèo mẹ sẽ ăn nhiều hơn, cho nên khẩu phần ăn hằng ngày của chúng cần được tăng lên cả về chất lẫn lượng. Tăng lượng calo trong khẩu phần ăn, đặc biệt là vào những ngày cuối của thai kỳ, vì lúc này mèo con phát triển rất nhanh và cần nhiều chất dinh dưỡng để tăng trưởng.

Các loại thức ăn cần bổ sung cho mèo mang thai là thịt, cá, pate, gan,… và luôn phải có đủ nước uống sạch. Bạn cũng cần phải cân đối chế độ dinh dưỡng cho chúng, hạn chế bổ sung quá nhiều chất béo khiến mèo con trong bụng thừa cân dẫn đến khó sinh.

Người nuôi có thể tự chế biến thức ăn cho mèo hoặc nếu không có nhiều thời gian, nên sử dụng các loại thức ăn sẵn chuyên dụng được bán trên thị trường. Hãy làm phong phú thực đơn hằng ngày để mèo mẹ ăn ngon miệng hơn.

Chuẩn bị ổ đẻ cho mèo

Trong quá trình mèo mang thai, đặc biệt là gần ngày sinh, người nuôi cần theo dõi sát sao. Cố gắng giữ cho mèo ở trong nhà cho tới khi sinh xong, vì nhiều loài mèo có xu hướng ra ngoài tìm ổ đẻ và tự sinh con ở ngoài.

Để tránh trường hợp này, bạn cần chuẩn bị sẵn ổ đẻ cho mèo mẹ và để chúng nhận thức được điều đó. Hãy mua sẵn một cái ổ đẻ cho mèo tại nơi bán phụ kiện thú cưng. Bạn cũng có thể dùng thùng carton và lót bên trong với giấy báo hoặc vải để làm ổ, đặt tại một vị trí yên tĩnh, ấm áp, khô ráo, ít người qua lại. Chuẩn bị đầy đủ thức ăn, nước uống, cát vệ sinh,… đủ để mèo sử dụng trong thời gian nằm chờ sinh.

Không nên lại gần hoặc để người lạ, các vật nuôi khác tới gần ổ đẻ của mèo quá nhiều. Điều này có thể làm chúng cảm thấy không an toàn và tìm nơi khác. Nhìn chung, bạn cần tìm nơi kín đáo để đặt ổ cho mèo sinh con.

Các lưu ý để chăm sóc mèo mẹ đúng cách

Thường khi mèo mang thai được 20 ngày, các bác sĩ thú y có kinh nghiệm đã có thể kiểm tra bụng và xác định được phôi thai. Nếu chưa chắc chắn, ở giai đoạn này việc siêu âm cũng đã xác định được nhịp tim của thai, nên hãy yêu cầu siêu âm nếu cảm thấy cần thiết. Và từ khoảng 45 ngày sau khi mèo mang thai, để xác định số lượng mèo con cũng như tình trạng bào thai, bạn có thể yêu cầu bác sĩ thú y chụp phim để biết chi tiết.

Cần lưu ý không thực hiện tiêm vắc xin, tẩy giun hoặc cho mèo sử dụng các loại thuốc chữa bệnh trong quá trình mang thai. Nếu sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, cần phải có sự tư vấn từ bác sĩ thú y.

Nhiều người thắc mắc có nên tắm cho mèo mang thai hay không. Câu trả lời là không. Tuyệt đối không nên tắm cho mèo trong suốt thời gian thai kỳ và cho tới khi mèo con sinh ra được 1 tháng tuổi. Giai đoạn này, mèo rất sợ lạnh, cho nên cần giữ nơi ở của chúng luôn ấm áp.

🏡 Megapet Store – Siêu Thị Phụ Kiện Và Chăm Sóc Mèo ⛰️ Địa chỉ: 220 Minh Khai – Hai Bà Trưng – Hà Nội ☎️ Hotline: 0366888134 🐶 Fanpage: megapet.vn

Bài viết liên quan