TÓM TẮT
- 1 Sự phát triển của thai nhi 15 tuần
- 2 Cơ thể mẹ thay đổi như thế nào khi mang thai tuần 15?
- 3 Mẹ bầu nên làm gì khi mang thai tuần 15?
- 4 Những câu hỏi thường gặp
- 4.1 4.1. Thai nhi 15 tuần tuổi biết trai hay gái chưa
- 4.2 4.2. Cách xác định giới tính thai nhi 15 tuần
- 4.3 4.3. Thai 15 tuần vẫn nghén có sao không?
- 4.4 4.4. Thai nhi 15 tuần đã phát triển răng sữa chưa?
- 4.5 4.5. Thai nhi 15 tuần đã phát triển vân tay chưa?
- 4.6 4.6. Chọc ối có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- 4.7 4.7. Mẹ mang thai 15 tuần có đi du lịch được không?
- 4.8 4.8. Thai nhi 15 tuần biết đạp chưa?
Sự phát triển của thai nhi 15 tuần
Dựa vào bảng cân nặng thai nhi theo tuần, thai 15 tuần tuổi có chiều dài từ đỉnh đầu đến gót chân khoảng 16,7cm, nặng khoảng 117g (tương đương 1 trái táo trung bình). Giai đoạn này bé đang trong quá trình hình thành và tập luyện rất nhiều phản xạ:
- Tập thở: Ở giai đoạn này, bé sẽ tập hít thở bằng cách luân chuyển nước ối từ mũi đến các phần khác của đường hô hấp trên, khởi động cho sự phát triển các phế nang (còn gọi là túi khí) trong phổi.
- Bắt đầu chuyển động: Cơ bắp của bé phát triển không ngừng, bé bắt đầu có thể vặn mình, mặt biểu lộ cảm xúc, chuyển động bằng đầu, miệng, các khớp và chi.
- Phản xạ thị giác: Bé đã hình thành phản xạ thị giác ở tuần thứ 15 này. Bé bắt đầu cảm nhận được ánh sáng chiếu xuyên qua thành bụng của mẹ và sẽ dần hoàn chỉnh các chức năng thị giác cho đến một thời gian ngắn sau sinh.
- Vị giác và khứu giác bắt đầu phát triển: Thai nhi 15 tuần cũng bắt đầu cảm nhận được một số mùi và vị thông qua nước ối.
- Mọc chồi răng: Xương của bé trở nên cứng cáp hơn và bắt đầu mọc các chồi răng dưới lợi.
Cơ thể mẹ thay đổi như thế nào khi mang thai tuần 15?
Vào những tháng giữa thai kỳ, cơ thể mẹ bầu tiếp tục có sự thay đổi:
Bạn đang xem: Thai nhi 15 tuần phát triển như thế nào? Tìm hiểu những điều thú vị về thai kỳ
-
Kích thước bụng lớn nhanh hơn: Bụng bầu qua từng tháng sẽ lớn dần theo sự phát triển của thai nhi. Ở tuần thứ 15, kích thước bụng của mẹ bầu đã lớn hơn nhiều so với những tuần trước đó nhưng cũng không dễ nhận thấy khi quan sát từ bên ngoài, mẹ có thể sờ tay lên thành bụng để cảm nhận rõ sự thay đổi kích thước.
-
Khí hư tiết ra nhiều hơn: Khi mang thai, nội tiết tố trong cơ thể tăng cao, mẹ bầu thường cảm nhận huyết trắng tiết ra nhiều hơn so với bình thường, âm đạo sẽ được bảo vệ khỏi sự xâm nhập và phát triển của các vi khuẩn gây hại nhờ độ axit cao của dịch nhầy.
-
Trào ngược thực quản – dạ dày: Cơ thể cần nhiều năng lượng để nuôi dưỡng thai nhi nên mẹ sẽ cảm thấy đói nhiều hơn trước, dễ dẫn tới việc ăn quá nhiều cùng một lúc khiến trào ngược dạ dày khi mang thai. Để tránh hệ tiêu hóa bị quá tải, mẹ nên chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày.
-
Chóng mặt: Trong giai đoạn 3 tháng đầu, nội tiết tố và những thay đổi khác trong cơ thể mẹ bầu làm giãn nở các thành mạch máu gây hạ huyết áp, mẹ thường cảm thấy choáng váng, chóng mặt nhất là khi đứng dậy quá nhanh khi đang cúi xuống hoặc sau khi ngồi quá lâu.
-
Thường xuyên đau đầu: Trên thực tế, hơn 80% bà bầu bị đau đầu và 58% trong số đó bị đau nửa đầu trong 3 tháng đầu thai kỳ. Nguyên nhân là do có thể có nhiều thay đổi khi mang thai, đặc biệt là nồng độ hormone. Các biểu hiện dễ nhận biết như đau nhói đầu, đau một bên kèm theo tình trạng buồn nôn.
-
Xem thêm : Nhãn – Món quà dinh dưỡng cho bà bầu
Hay quên: Khi mang thai, hàm lượng các hormone estrogen và progesterone trong não của mẹ bầu tăng lên khoảng 15 – 40 lần so với bình thường. Những hormone này ảnh hưởng đến nơ-ron thần kinh ở não bộ và có thể dẫn đến chứng hay quên.
-
Chứng đau cổ tay: Mang thai tuần 15, trọng lượng của bé tăng khiến hệ thống xương khớp bị chèn ép và giãn nở gây ra hiện tượng đau khớp cổ tay ở bà bầu. Tình trạng này thường xảy ra trong tam cá nguyệt thứ hai hoặc tam cá nguyệt thứ ba.
Mẹ bầu nên làm gì khi mang thai tuần 15?
3.1. Mẹ bầu nên ăn gì?
Mang thai tuần 15, mẹ cần tiếp tục duy trì chế độ ăn uống đa dạng và khoa học theo tháp dinh dưỡng cho bà bầu, bổ sung sắt, acid folic và canxi cho bà bầu.
- Bổ sung trái cây, rau xanh và các món ăn bổ dưỡng cho bà bầu trong chế độ ăn hàng ngày.
- Uống đủ nước để cung cấp vitamin cho cơ thể và tránh táo bón.
- Nạp sữa và các sản phẩm từ sữa để bổ sung canxi cho sự phát triển xương của thai nhi.
- Bổ sung các loại thực phẩm giàu protein như thịt nạc, thịt bò, cá nhiều dầu, trứng,…
- Ăn trứng nấu chín kỹ để cung cấp cho cơ thể một số axit béo omega 3.
3.2. Cách vận động trong khi mang thai tuần 15
Dưới đây là một số lưu ý khi vận động cho mẹ bầu 15 tuần:
- Để đảm bảo an toàn cho thai nhi 15 tuần, mẹ cần thay đổi chế độ tập luyện cho phù hợp. Các bài tập thể dục cho mẹ bầu nên nhẹ nhàng, cân bằng và thoải mái trong khi luyện tập.
- Mẹ hãy cố gắng thay đổi tư thế trong khi ngủ, kê nhiều gối sao cho tư thế cảm thấy thoải mái nhất để tránh gây áp lực lên dây thần kinh. Mẹ có thể ngủ với tư thế nằm nghiêng, dồn trọng tâm ngửa vào đầu gối.
- Khi ngồi, mẹ bầu hãy cố gắng kê cao chân bằng cách gác lên ghế hoặc dụng cụ để chân.
3.3. Duy trì các thói quen chăm sóc bản thân lành mạnh
Mẹ bầu nên dành nhiều thời gian chăm sóc bản thân hơn khi mang thai tuần 15:
- Nghỉ ngơi nhiều và ngủ đủ giấc.
- Chăm sóc vệ sinh và rửa tay thường xuyên để ngăn ngừa bệnh.
- Vệ sinh sạch bộ phận sinh dục trước và sau khi quan hệ tình dục.
- Tắm nước ấm, sử dụng liệu pháp hương thơm, đi spa để giảm căng thẳng, loại bỏ suy nghĩ tiêu cực và ngủ ngon hơn.
3.4. Kiểm tra và xét nghiệm sàng lọc với thai nhi 15 tuần tuổi
Kiểm tra và xét nghiệm sàng lọc trước sinh là việc làm cần thiết để bảo vệ sức khỏe mẹ bầu và em bé.
Trong giai đoạn đầu của tam cá nguyệt thứ 2, mẹ có thể được yêu cầu xét nghiệm sàng lọc đa chất chỉ điểm (MMS). Đây là một loại xét nghiệm quan trọng nhằm kiểm tra khả năng dị tật thai nhi như nứt đốt sống, hội chứng Down, khuyết tật ống thần kinh hoặc một số rối loạn mang tính di truyền.
Những câu hỏi thường gặp
4.1. Thai nhi 15 tuần tuổi biết trai hay gái chưa
Khi thai 15 tuần tuổi, bộ phận sinh dục của bé đã hình thành nên bác sĩ có thể xác định giới tính của bé là trai hay gái.
4.2. Cách xác định giới tính thai nhi 15 tuần
Xem thêm : Lợi ích của lựu đối với da: Điều đúng và thông tin sai lạc
Dựa vào một số phương pháp y khoa, bác sĩ có thể xác định được giới tính của em bé bằng 2 cách:
- Siêu âm thai: Giới tính của bé có thể được xác định khi mẹ bầu mang thai tuần 15 bằng phương pháp siêu âm. Tuy nhiên, nếu bé nằm chéo chân khi máy siêu âm lướt qua thì kết quả có thể vẫn chưa chính xác.
- Chọc ối: Phương pháp này không chỉ xác định được giới tính thai nhi khi bầu 15 tuần mà còn có thể phát hiện nguy cơ dị tật và các bệnh lý liên quan đến nhiễm sắc thể giới tính.
4.3. Thai 15 tuần vẫn nghén có sao không?
Mẹ bầu 15 tuần có thể vẫn còn cảm thấy các triệu chứng ốm nghén. Nếu tình trạng trở nên nghiêm trọng khiến mẹ bị mất nước và không thể ăn để bổ sung dưỡng chất, hãy thăm khám ngay với bác sĩ để được tư vấn.
4.4. Thai nhi 15 tuần đã phát triển răng sữa chưa?
Răng sữa của bé lúc này đã bắt đầu xuất hiện bên trong nướu. Những lượng nhỏ fluoride có trong nước uống hàng ngày của mẹ bầu sẽ giúp bé hình thành men răng.
4.5. Thai nhi 15 tuần đã phát triển vân tay chưa?
Ở tuần thứ 15 của thai kỳ, bé đã bắt đầu hình hình và phát triển vân tay.
4.6. Chọc ối có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Dù là phương pháp sàng lọc trước sinh có độ chính xác cao nhất, chọc ối vẫn có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe thai nhi như dò ối, tổn thương thai nhi, sảy thai…
4.7. Mẹ mang thai 15 tuần có đi du lịch được không?
Khoảng thời gian tốt nhất để mẹ bầu đi du lịch là từ tuần 14 đến tuần 28 của thai kỳ, tức là vào tam cá nguyệt thứ hai. Bởi vì, hầu hết các vấn đề khi mang thai thường xảy ra trong tam cá nguyệt thứ nhất và thứ ba.
4.8. Thai nhi 15 tuần biết đạp chưa?
Các cơ của thai nhi 15 tuần đã bắt đầu khỏe hơn, bé có thể di chuyển tay chân, nắm bàn tay, quắp ngón chân và biểu lộ cảm xúc trên khuôn mặt. Tuy nhiên, vì thai nhi 15 còn nhỏ nên mẹ có thể vẫn chưa cảm nhận được các hoạt động diễn ra trong tử cung (nghĩa là chưa xuất hiện dấu hiệu thai máy).
Hy vọng những thông tin trên đã giúp mẹ hiểu thêm về sự phát triển của thai nhi 15 tuần đồng thời, cũng giải đáp các thắc mắc của bà bầu trong quá trình mang thai.
Nguồn: https://muabimchocon.com
Danh mục: Tư Vấn