Những lưu ý về dinh dưỡng cho bệnh nhân sau phẫu thuật

Sau khi phẫu thuật, chế độ dinh dưỡng chính là yếu tố quan trọng để bệnh nhân phục hồi sức khỏe nhanh chóng. Điều này đặc biệt quan trọng để ngăn ngừa nhiễm khuẩn, giúp vết mổ lành và tăng tốc quá trình hồi phục. Vậy sau khi phẫu thuật, bệnh nhân cần được bổ sung những chất dinh dưỡng nào?

Chế độ ăn phù hợp sau phẫu thuật

Sau phẫu thuật, bệnh nhân cần tuân thủ một chế độ ăn phù hợp để tránh teo cơ, giảm sưng và hồi phục vết thương nhanh chóng. Tuy nhiên, cần tùy thuộc vào loại phẫu thuật mà bác sĩ sẽ có những chỉ dẫn chăm sóc khác nhau:

Những trường hợp không can thiệp vào đường tiêu hóa

Đối với những trường hợp không can thiệp vào đường tiêu hóa, bệnh nhân có thể uống sữa ngay sau phẫu thuật, chỉ với một lượng nhỏ (ví dụ: 100ml mỗi lần uống). Lượng sữa sẽ được tăng dần theo từng ngày kết hợp với các món ăn thông thường như cháo, súp hoặc cơm.

Những trường hợp đã can thiệp vào đường tiêu hoá

Đối với những trường hợp đã can thiệp vào đường tiêu hoá, chẳng hạn như phẫu thuật thực quản, cắt dạ dày hoặc chỉnh hình ruột, bác sĩ sẽ thông báo cho bạn biết sau bao lâu bạn có thể bắt đầu uống nước, nước đường hoặc ăn được một số loại thức ăn như cháo. Trong thập kỷ gần đây, nghiên cứu đã chứng minh rằng việc bắt đầu cho bệnh nhân ăn hoặc uống sớm sau phẫu thuật (trong vòng 2 ngày đầu sau mổ) và không phải chờ đến khi có trung tiện lại sẽ mang lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân. Điều này giúp đường tiêu hoá hồi phục nhanh chóng, tăng cường hệ thống miễn dịch và giảm nguy cơ biến chứng, nhiễm trùng, từ đó giúp tiết kiệm chi phí nằm viện.

Dinh dưỡng cho người bệnh sau phẫu thuật

Tuỳ thuộc vào giai đoạn hồi phục sau phẫu thuật, chế độ dinh dưỡng cho người bệnh sẽ có những điểm khác biệt như sau:

Giai đoạn đầu (1 – 2 ngày sau mỗ)

Trong giai đoạn này, bệnh nhân cần được truyền đường, điện giải và nước để bù lại năng lượng đã mất. Tuy nhiên, cần chú ý hạn chế lượng nước mà bệnh nhân uống, đặc biệt khi bị trướng bụng. Nếu đối tượng bệnh nhân không có can thiệp tiêu hoá, có thể cho uống một ít nước đường, nước luộc rau hoặc nước quả khoảng 50ml mỗi giờ.

Giai đoạn giữa (3 – 5 ngày sau mỗ)

Trong giai đoạn này, bệnh nhân đã có thể ăn nhiều hơn và giảm dần việc truyền dịch tĩnh mạch. Chế độ ăn của bệnh nhân có thể tăng dần lượng năng lượng và protein, bắt đầu từ 500 kcal và 30g protein, sau đó tăng thêm 250-500 kcal mỗi ngày cho đến khi đạt tới 2000 kcal mỗi ngày. Thức ăn cho bệnh nhân trong giai đoạn này có thể bao gồm sữa pha cháo, đặc biệt là sữa bột tách bơ hay sữa đậu nành. Bệnh nhân có thể ăn từ 4-6 bữa mỗi ngày, thức ăn nên mềm, giàu vitamin và hạn chế chất xơ. Nếu bệnh nhân không thể uống sữa, có thể cho họ dùng nước thịt ép để cung cấp năng lượng và protein.

Giai đoạn hồi phục

Trong giai đoạn này, vết mổ đã liền, bệnh nhân đã dần khoẻ mạnh và cần được cung cấp đủ năng lượng và protein để phục hồi cân nặng và khôi phục sức khỏe. Bệnh nhân có thể ăn từ 5-6 bữa mỗi ngày. Thức ăn trong giai đoạn này có thể bao gồm sữa, trứng, thịt, cá, đậu, sữa chua và pho mát. Bệnh nhân cũng cần bổ sung nhiều trái cây, rau xanh để tránh táo bón, tăng sức đề kháng và giảm nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ.

Ảnh
Hình ảnh: Sữa bổ sung dinh dưỡng cho bệnh nhân sau phẫu thuật

Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin quý giá về cách chăm sóc bệnh nhân sau khi phẫu thuật để phục hồi sức khỏe nhanh chóng. Ngoài ra, nếu được chỉ định sử dụng sữa dinh dưỡng sau mổ, bạn nên chọn những loại sữa giàu năng lượng, protein và bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng như các loại vitamin nhóm B, A, C, E và các khoáng chất như Kẽm, Magiê, Selen… Ngoài ra, có thể sử dụng các sản phẩm bổ sung Glucoraphanin – chiết xuất tự nhiên từ mầm bông cải giúp tăng cường khả năng chống oxi hóa và loại bỏ chất độc trong quá trình phục hồi sau phẫu thuật.

TS.BS Lưu Ngân Tâm, Trưởng khoa dinh dưỡng Bệnh viện Chợ Rẫy

Bài viết liên quan